backup og meta

Thai 26 tuần tuổi phát triển thế nào? Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?

Thai 26 tuần tuổi phát triển thế nào? Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?

Mang thai 26 tuần cũng đồng nghĩa với việc mẹ bầu và em bé đang ở những tuần cuối tam cá nguyệt thứ hai và tiến gần hơn đến tam cá nguyệt thứ ba. 

Trong giai đoạn này, vấn đề đáng chú ý là bụng bầu ngày càng lớn hơn và có thể khiến bạn mất thăng bằng khi di chuyển nên cần hết sức cẩn thận.

Thai 26 tuần phát triển như thế nào?

1. Thai 26 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Thai nhi 26 tuần tuổi có kích thước tương đương với quả dưa lưới. Kích thước và cân nặng cụ thể như sau:

  • Cân nặng: Khoảng 913gr
  • Chiều dài từ đầu đến gót chân: Khoảng 35.1cm
Lưu ý:
  • Khi thai nhi nằm trong bụng mẹ, tay chân của em bé hơi co vào thân mình, lưng có thể cong hoặc thẳng, đầu khi cúi khi ngửa. Do đó, việc hình dung thai nhi 26 tuần bằng quả dưa lưới là đang hình dung em bé theo một khối co và ngắn lại.
  • Từ tuần thứ 14 trở đi, các thông số sinh trắc thai nhi khi khảo sát trong quá trình khám thai sẽ không còn chỉ số chiều dài đầu mông nữa vì thai nhi đã tương đối lớn, có các cử động gập duỗi, các chi cũng phát triển. Việc đo chiều dài đầu mông không có ý nghĩa và khó thực hiện.

2. Hình ảnh thai nhi 26 tuần trong bụng mẹ

Siêu âm thai 26 tuần trong bụng mẹ

Các chỉ số sinh trắc của thai nhi 26 tuần cụ thể như sau:

3. Thai 26 tuần phát triển như thế nào?

3.1. Bé có thể phản ứng với âm thanh lớn 

  • Thai nhi 26 tuần đã có thể nghe được cả giọng nói của mẹ và tiếng nói của những người đang trò chuyện với mẹ.
  • Khi 26 tuần tuổi, hoạt động sóng não của thai nhi đang bắt đầu phát triển nên bé yêu không chỉ có thể nghe thấy tiếng động mà còn có thể phản ứng với chúng. 
  • Bạn có thể cảm nhận được bé giật mình, nhào lộn… nếu chẳng may có tiếng động lớn như tiếng nổ, tiếng còi xe bất ngờ vang lên.

3.2. Sự phát triển của đôi mắt 

  • Mống mắt và màu mắt của thai nhi 26 tuần vẫn chưa có nhiều sắc tố. 
  • Tùy thuộc vào yếu tố di truyền mà khi sinh ra tròng mắt của bé màu nâu hay đen, xanh… mắt bé có thể thay đổi màu sắc trong năm đầu tiên của cuộc đời.

Sự phát triển của thai nhi 26 tuần

3.3. Sự phát triển của lông và móng 

  • Lông mi của bé cũng sẽ phát triển và tóc cũng mọc nhiều hơn. 
  • Thai nhi 26 tuần, móng tay đã xuất hiện. Thế nên khi bé được sinh ra, bạn có thể thấy móng tay của con khá dài. 

3.4. Phản xạ mút và tập nuốt nước ối 

  • Thai 26 tuần đang tiếp tục thực hành phản xạ nuốt nước ối. 
  • Phản xạ mút của bé đã khá mạnh. Lúc siêu âm, đôi khi bạn có thể được nhìn thấy bé đang mút ngón tay của mình.

3.5. Các chuyển động của thai 26 tuần

  • Khi mang thai 26 tuần, bạn có thể cảm nhận các cú đá/ thúc gối, lộn nhào… của con rõ rệt hơn.
  • Hệ thần kinh dần hoàn thiện hơn, các chuyển động của bé sẽ diễn ra nhịp nhàng hơn. 
  • Những chuyển động của bé yêu dần trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều… Đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy đau.
Tóm lược sự phát triển nổi bật của em bé khi mẹ mang thai 26 tuần
  • Cân nặng: Khoảng 913gr
  • Chiều dài: Khoảng 35.1cm
  • Bé có thể phản ứng lại với âm thanh lớn
  • Lông mi, tóc và móng tay phát triển nhanh
  • Phản xạ mút của bé đã khá mạnh mẽ
  • Bé chuyển động mạnh mẽ trong bụng, đôi khi làm mẹ thấy đau.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào khi mang thai 26 tuần?

1. Trọng tâm cơ thể thay đổi

  • Bụng bầu đã to ra, trọng tâm cơ thể bị thay đổi khiến mẹ bầu khó giữ thăng bằng hơn
  • Mẹ không thể nằm ngửa khi ngủ mà phải nghiêng qua một bên và dùng gối ôm kê dưới bụng để hỗ trợ cho dễ ngủ. 
  • Dưới tác động của hormone thai kỳ, các khớp của mẹ bầu sẽ bị giãn lỏng ra và kém ổn định, khiến mẹ bầu dễ bị té ngã. Do đó, các mẹ bầu cần hết sức cẩn thận khi di chuyển.

2. Đau xương chậu và lưng dưới 

Mẹ mang thai 26 tuần

  • Mang thai 26 tuần tuổi, các dây chằng ở vùng xương chậu của mẹ bầu có thể nới lỏng để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở. Điều này có thể gây đau vùng chậuđau lưng dưới
  • Mẹ bầu có thể cảm nhận được tình trạng đau này khi ngồi xuống hoặc đứng lên hoặc khi đi lên hoặc xuống cầu thang.
  • Để giảm đau mẹ bầu hãy duy trì việc tập luyện thể chất đều đặn, thực hành các bài tập giãn cơ, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh gây quá nhiều áp lực lên những vùng này. 
  • Nếu cơn đau không thuyên giảm, hãy trao đổi với bác sĩ để có phương án phù hợp.

3. Ợ nóng khi mang thai 26 tuần

  • Bạn có thể bắt đầu cảm thấy ợ nóng (còn gọi là chứng khó tiêu do axit).
  • Nếu từng bị ợ nóng, bạn có thể nhận thấy tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khi mang thai.

4. Suy giảm trí nhớ 

  • Mẹ mang thai 26 tuần có thể đối mặt với chứng “baby brain” – một tình trạng suy giảm trí nhớ trong thời gian thai kỳ hoặc sau sinh.
  • Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do sự mệt mỏi thể chất và bạn có rất nhiều điều cần phải lo nghĩ.
Tóm lược những thay đổi nổi bật trên cơ thể mẹ mang thai 26 tuần
  • Bụng bầu to ra khiến mẹ bầu hó giữ thăng bằng, dễ bị té ngã
  • Đau xương chậu và lưng dưới do các dây chằng ở vùng xương chậu của mẹ bầu nới lỏng để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở
  • Ợ nóng, khó tiêu
  • Suy giảm trí nhớ do chứng “baby brain” – một tình trạng suy giảm trí nhớ trong thời gian thai kỳ hoặc sau sinh.

Mẹ mang thai 26 tuần và bác sĩ

Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu 26 tuần

1. Các xét nghiệm cần thực hiện khi mang thai 26 tuần

Ở tuần thứ 26 của thai kỳ, khi đi khám thai, các bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện các kiểm tra – xét nghiệm sau:

Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể đề nghị bạn làm một vài xét nghiệm khác nhằm đánh giá sức khỏe thai kỳ cũng như sự phát triển của thai nhi

Ngoài việc làm các xét nghiệm, trong giai đoạn này mẹ cũng cần đảm bảo tiêm vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng uốn ván cuống rốn hoặc các mũi tiêm nhắc lại. Bạn cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi tiêm bất kỳ loại vaccine nào.

2. Tìm hiểu và tham gia các lớp học tiền sản

  • Điều này giúp bạn trang bị kiến thức và kỹ năng chăm sóc em bé sau sinh. 
  • Bạn cũng có thể cảm thấy lo lắng về quá trình “vượt cạn” vào cuối thai kỳ. Nếu sự lo lắng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bạn, hãy nhờ đến sự tự vấn của bác sĩ nhé!

Mẹ mang thai 26 tuần tham gia các lớp học tiền sản

3. Chú ý đến những tình trạng sức khỏe thường gặp khi mang thai 26 tuần

Mẹ bầu 26 tuần thường gặp phải các tình trạng sức khỏe như:

Tóm lược những lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu 25 tuần
  • Khám thai định kỳ đúng lịch, thực hiện đầy đủ chỉ định xét nghiệm của bác sĩ
  • Tìm hiểu và tham gia các lớp học tiền sản
  • Chú ý đến các tình trạng sức khỏe thường gặp khi mang thai.

Giải đáp những thắc mắc thường gặp ở mẹ mang thai 26 tuần

1. Mang thai 26 tuần bị ra máu nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?

  • Dù đang mang thai 26 tuần hay bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, hiện tượng ra máu được xem là dấu hiệu bất thường cần được theo dõi kỹ lưỡng.
  • Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ mang thai 26 tuần bị ra máu, bao gồm những nguyên nhân nguy hiểm như: dọa sẩy thai, nhau bong non, nhau tiền đạo
  • Vì thế, dù hiện tượng ra máu khi mang thai có kèm đau bụng hay không, mẹ bầu cũng nên gặp bác sĩ để kiểm tra và có những can thiệp y tế kịp thời. 

2. Thai 26 tuần quay đầu có sao không?

  • Thai nhi quay đầu ở tuần thứ 26 là một hiện tượng bình thường và không có gì đáng lo ngại. Thực tế, từ tuần thai này trở đi, thai nhi sẽ thường xuyên thay đổi tư thế trong bụng mẹ.
  • Ở tuần thứ 26, bé còn không gian để di chuyển tự do, quay đầu hoặc đổi tư thế nhiều lần trước khi ổn định vị trí để chuẩn bị chào đời.

3. Chiều dài xương mũi thai nhi 26 tuần

  • Một nghiên cứu trên dân số Ấn Độ, chiều dài xương mũi thai nhi được đo bằng siêu âm ở 2.962 phụ nữ mang thai ở tuần thai 16-26 tuần. Kết quả cho thấy chiều dài xương mũi trung bình tăng theo tuổi thai từ 3,3 mm ở tuần thứ 16 lên 6,65 mm ở tuần thứ 26 theo mối quan hệ tuyến tính.
  • Tuy nhiên chiều dài xương mũi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và đây chỉ là con số tham khảo cho mẹ bầu chứ không phải là con số bắt buộc cho thai nhi.
  • Nếu kiểm tra chiều dài của xương mũi ở tuần 26 mà cho kết quả ngắn hơn bảng tiêu chuẩn thì có thể là do di truyền của bố mẹ có mũi ngắn chứ không phải dấu hiệu quả hội chứng Down, khi đó bác sĩ có thể làm thêm một số xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất.

4. Thai 26 tuần đạp bụng dưới có sao không?

Thai nhi 26 tuần đạp ở bụng dưới là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Trong giai đoạn này, thai nhi đang phát triển và có nhiều không gian để di chuyển trong tử cung. Vì vậy mẹ bầu có thể cảm nhận được bé đạp ở nhiều vị trí khác nhau, bao gồm cả bụng dưới. Điều này có thể xảy ra khi thai nhi nằm ở vị trí thấp hoặc hướng chân về phía dưới.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm thấy đau nhói, khó chịu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác như ra máu, co thắt tử cung mạnh, hoặc giảm số lần thai đạp, hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra kịp thời. Những dấu hiệu này có thể cần được theo dõi kỹ lưỡng để đảm bảo thai nhi và mẹ đều khỏe mạnh.

Kết luận

Khi mẹ mang thai 26 tuần, em bé đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ về cả cân nặng và các kỹ năng cơ bản. Đây cũng là thời điểm mẹ có thể cảm nhận rõ ràng hơn sự kết nối với bé thông qua các cử động, đồng thời chú trọng đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi. Việc theo dõi sát sao sự thay đổi của cơ thể mẹ và bé trong giai đoạn này sẽ giúp chuẩn bị tốt hơn cho những tuần thai tiếp theo, đặc biệt là những tuần cuối cùng trước khi bé chào đời.

Hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích về sự phát triển của bé qua từng tuần thai. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần lời khuyên chuyên môn về thai kỳ, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé!

[embed-health-tool-pregnancy-weight-gain]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pregnancy calendar week 26

http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/pregnancy_calendar/week26.html

Ngày truy cập: 4/10/2024

Your pregnancy: 26 weeks

http://www.babycenter.com/6_your-pregnancy-26-weeks_1101.bc

Ngày truy cập: 4/10/2024

Week 26 – your 2nd trimester

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/2nd-trimester/week-26/#anchor-tabs

Ngày truy cập: 4/10/2024

Pregnancy at week 26

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/pregnancy-at-week-26

Ngày truy cập: 4/10/2024

The World Health Organization Fetal Growth Charts: A Multinational Longitudinal Study of Ultrasound Biometric Measurements and Estimated Fetal Weight

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5261648/pdf/pmed.1002220.pdf

Ngày truy cập: 4/10/2024

Phiên bản hiện tại

29/10/2024

Tác giả: Đài Trương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Bạn có nên vẽ Henna hay xăm mình khi mang thai?

Rạn da khi mang thai: Bí quyết ngăn ngừa và điều trị giúp bạn lấy lại tự tin


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 29/10/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo