backup og meta

Thai nhi 9 tuần phát triển như thế nào? Mẹ mang thai 9 tuần cần lưu ý gì?

Thai nhi 9 tuần phát triển như thế nào? Mẹ mang thai 9 tuần cần lưu ý gì?

Thai nhi 9 tuần tuổi đã phát triển hầu hết các cơ quan nội tạng. Trong giai đoạn này, các ngón tay của thai nhi sẽ bắt đầu tách ra và trở nên linh hoạt hơn, đồng thời, em bé có thể cử động một chút ở tay, chân và khớp.

Để khám phá sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ bầu 9 tuần, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

Thai nhi 9 tuần tuổi phát triển như thế nào?

1. Chiều dài, cân nặng thai 9 tuần

Nhiều người thắc mắc thai 9 tuần là bao nhiêu tháng hay thai 9 tuần tuổi phát triển như thế nào? Câu trả lời chính là thai nhi 9 tuần tuổi là hơn 2 tháng và vẫn ở trong tam cá nguyệt thứ nhất. Thai nhi 9 tuần tuổi có kích thước cỡ một quả mâm xôi (phúc bồn tử) với kích thước tương đương:

  • Cân nặng đạt khoảng 2,7g
  • Chiều dài đầu mông trung bình từ 2,0 – 2,2cm

Nếu chiều dài đầu mông của em bé nhà bạn nằm trong khoảng này thì xin chúc mừng, đây là dấu hiệu thai 9 tuần khỏe mạnh.

2. Sự phát triển của thai nhi 9 tuần

  • Đuôi cột sống của thai nhi 9 tuần tuổi đã co rút lại và gần như biến mất vào tuần thứ 9.
  • Đầu của bé đã dần phát triển và khá lớn so với phần còn lại của cơ thể. Trong tuần thai thứ 9, phần đầu của bé nặng khoảng 3g.
  • Các bộ phận trên gương mặt: Chóp mũi nhỏ xíu và chiếc miệng nhỏ lúc này đã phát triển và có thể được nhìn thấy trong phim chụp khi siêu âm.
  • Da trên mắt: Phần da trên mắt bé cũng đang bắt đầu hình thành mí mắt. Mẹ sẽ có thể nhìn thấy mí mắt bé rõ ràng hơn khi đi siêu âm thai trong vài tuần tới.
  • Bàn tay và bàn chân của thai nhi 9 tuần đang phát triển, nhưng vẫn chưa có ngón tay hoặc ngón chân, chỉ có các rãnh ở nơi chúng sẽ xuất hiện.
  • Xương cũng đang bắt đầu hình thành.
  • Tất cả các cơ quan nội tạng chính như tim, não, phổi, thận và ruột – đang phát triển. 4 buồng tim của bé đã hình thành, nhịp đập tim thai nhanh gấp đôi người trưởng thành.
  • Hệ thống tiêu hóa của bé tiếp tục phát triển, ruột phát triển dài hơn và hậu môn của bé dần hình thành. Ngoài ra, các cơ quan sinh sản (tinh hoàn hoặc buồng trứng) cũng sẽ bắt đầu hình thành trong tuần này.
  • Cơ bắp đã phát triển nên bé có thể thực hiện một số cử động đầu tiên trong tuần thai thứ 9. Tuy vậy, mẹ không thể cảm nhận được những cử động ấy của thai nhi 9 tuần một cách trực tiếp qua bụng mà chỉ có thể nhìn thấy khi đi siêu âm mà thôi.

Sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi

  • Đuôi cột sống gần như biến mất.
  • Xương đang bắt đầu hình thành.
  • Phần đầu đã dần phát triển và khá lớn so với phần còn lại của cơ thể.
  • Những bộ phận trên gương mặt như mí mắt, chóp mũi, miệng đã hình thành.
  • Bàn tay và bàn chân đang phát triển, nhưng vẫn chưa có ngón tay hoặc ngón chân.
  • Các cơ quan nội tạng chính như tim, não, phổi, thận và ruột đang phát triển.
  • Hệ thống tiêu hóa: Ruột tiếp tục phát triển dài hơn, hậu môn dần hình thành.
  • Cơ quan sinh sản dần hình thành.
  • Cơ bắp của bé phát triển và con có những cử động đầu tiên.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ khi mang thai tuần thứ 9

triệu chứng thường gặp khi mang thai 9 tuần

Khi thai nhi 9 tuần tuổi, mẹ bầu sẽ có các thay đổi như:

  • Bầu ngực và vòng eo to ra: Khi thai nhi 9 tuần tuổi, ngực của mẹ bầu sẽ to hơn và vòng eo của có thể “nở” ra một chút.
  • Mệt mỏi: Nhau thai đang hình thành để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi và điều này khiến mẹ bị mệt mỏi. Hơn nữa, trong vài tuần qua, nồng độ hormone thai kỳ – hCG, tăng gấp đôi sau mỗi 2 hoặc 3 ngày có thể khiến mẹ bầu bị giảm huyết áp gây nên cảm giác mệt mỏi trầm trọng.
  • Chảy máu mũi: Lượng máu trong cơ thể tiếp tục tăng lên khiến các mẹ có thể bị chóng mặt, bị phồng tĩnh mạch trên bàn tay, bàn chân, thậm chí có mẹ bầu còn bị chảy máu mũi.
  • Thường xuyên đi tiểu: Mẹ bầu có thể dễ dàng nhận thấy bản thân phải đi tiểu rất nhiều lần trong ngày. Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
    • Tác động của hormone hCG làm tăng lượng máu được đưa đến thận và làm tăng chức năng đào thải cặn bã của thận khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
    • Tử cung to ra chèn ép vào bàng quang cũng có thể làm giảm khả năng chứa tiểu.
  • Cảm giác đau và khó chịu ở ngực: Khi mang thai, ngực sẽ dần to lên, nhạy cảm hơn khiến bạn bị đau ngực hoặc khó chịu.
  • Đầy hơi, táo bón: Hiện tượng đầy hơi và táo bón sẽ tiếp diễn như ở tuần thai trước. Do đó, để giảm bớt khó chịu, các mẹ bầu hãy nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, ngủ nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe nhé.

Ngoài ra, các mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng, chẳng hạn như:

Thay đổi về mặt cơ thể khi mang thai 9 tuần

Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu mang thai 9 tuần

1. Mang thai nhi 9 tuần tuổi, mẹ bầu nên trao đổi gì với bác sĩ?

thai nhi 9 tuần

Trong giai đoạn thai nhi 9 tuần, mẹ bầu cần lưu ý những gì? Dưới đây là một số yếu tố mà mẹ bầu cần lưu ý:

  • Bạn có gặp bất kỳ biến chứng hay bệnh nền nào không? Nếu có, hãy trao đổi thật chi tiết với bác sĩ và đi khám đúng lịch để có thể ngăn ngừa những rủi ro.
  • Bạn có hay bị ốm nghén không? Nếu bị buồn nôn gần như liên tục hoặc nôn mửa thường xuyên, hãy trao đổi với bác sĩ và áp dụng các biện pháp giúp làm giảm cơn buồn nôn do nghén.
  • Liệu công việc của mẹ có vất vả hoặc tiềm ẩn yếu tố nguy hiểm không? Vì lợi ích của bé và chính bạn, bạn có thể sẽ cần được nghỉ ngơi nên hãy thông báo với cấp trên và bày tỏ nguyện vọng được làm công việc phù hợp hơn trong thời gian mang thai nhưng vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

2. Cơn đau nửa đầu: Vấn đề sức khỏe mẹ bầu thường gặp khi thai nhi 9 tuần

thai nhi 9 tuần

Khi thai nhi 9 tuần, một số mẹ bầu sẽ bị những cơn đau nửa đầu làm phiền thường xuyên hơn và điều này có thể diễn ra trong suốt thai kỳ. Những mẹ bầu may mắn hơn sẽ không bao giờ bị triệu chứng này làm phiền hoặc ít gặp phải triệu chứng này, trong khi số khác bị đau nửa đầu thường xuyên. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tại sao điều này lại xảy ra. Nếu mẹ đã từng bị chứng đau nửa đầu, hãy:

  • Tham khảo với bác sĩ về loại thuốc trị chứng đau nửa đầu an toàn cho thai kỳ
  • Tham khảo với bác sĩ về các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để ngăn chặn hoặc kịp thời đến bệnh viện.

Nếu mẹ biết nguyên nhân dẫn đến những cơn nửa đầu của mình, hãy cố gắng tránh chúng. Nguyên nhân gây đau nửa đầu khi mang thai phổ biến có thể là do:

Do đó, cần cố gắng xác định nguyên nhân có thể để sớm ngăn chặn cơn đau nửa đầu khi những dấu hiệu cảnh báo xảy ra.

3. Những xét nghiệm cần biết khi thai nhi 9 tuần tuổi

Nếu đi khám thai ở thời điểm này, mẹ bầu sẽ cần thực hiện các thăm khám thường quy như:

Ngoài ra, các mẹ bầu có thể được tư vấn xét nghiệm NIPT. Đây là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm những trường hợp thai nhi có bất thường về số lượng nhiễm sắc thể.

Lời khuyên của bác sĩ

  • Trao đổi với bác sĩ các vấn đề sức khỏe: bệnh nền (nếu có), tình trạng ốm nghén, tính chất công việc… để nhận được lời khuyên hữu ích.
  • Nếu bị cơn đau nửa đầu làm phiền, đừng tự ý dùng thuốc, hãy xin lời khuyên từ bác sĩ.
  • Khám thai và làm các xét nghiệm đầy đủ theo chỉ định.

Thai nhi 9 tuần và những thắc mắc thường gặp

thai nhi 9 tuần tuổi

Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc dấu hiệu thai 9 tuần khỏe mạnh, mang thai 9 tuần bụng to chưa, thai 9 tuần đau bụng lâm râm là do đâu hay nguyên nhân mất tim thai tuần 9 là gì? Hello Bacsi sẽ giải đáp các thắc mắc này cho mẹ ngay sau đây:

1. Xét nghiệm dị tật thai nhi 9 tuần cho kết quả có chính xác hay không?

“Xét nghiệm dị tật thai nhi 9 tuần cho kết quả có chính xác hay không?” là thắc mắc của không ít mẹ bầu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi từ tuần thứ 9 – 10 trở đi. Nếu đi xét nghiệm quá sớm từ tuần thứ 8 thì kết quả chưa thực sự chính xác. Bởi lúc này, lượng ADN tự do ngoại bào của thai nhi trong máu mẹ chưa ổn định còn thấp, nên không đảm bảo độ chính xác hoặc không thể thực hiện được xét nghiệm.

Do đó, xét nghiệm NIPT được khuyến cáo thực hiện sớm nhất có thể từ tuần thứ 9 thai kỳ, khi đó nồng độ cfDNA > 4% với độ chính xác lên đến 99.9%.

2. Dấu hiệu thai nhi 9 tuần khỏe mạnh

Để xác định thai nhi 9 tuần có khỏe mạnh, phát triển bình thường hay không, mẹ bầu cần đi khám thai và làm siêu âm để theo dõi sự phát triển của bé yêu. Theo các chuyên gia sức khỏe, những dấu hiệu thai nhi 9 tuần khỏe mạnh có thể kể đến như:

  • Não bộ: Não của bé phát triển nhanh chóng.
  • Các chi: Bàn tay và bàn chân đã phát triển nhưng chưa có ngón tay, ngón chân.
  • Khuôn mặt: Chóp mũi và miệng của bé trở nên rõ nét hơn.
  • Các cơ quan bên trong cơ thể: Tất cả các cơ quan nội tạng chính – tim, não, phổi, thận và ruột – đang phát triển. 4 buồng tim đã hình thành.
  • Nhịp tim: Nhịp đập tim thai nhanh gấp đôi người trưởng thành, khoảng 170 lần/phút.

3. Mang thai 9 tuần bụng to chưa?

“Mang thai 9 tuần bụng to chưa?” hay “thai nhi 9 tuần, bụng mẹ bầu đã to chưa” là thắc mắc thường gặp của không ít chị em bầu bí.

Thực tế là thường ở giai đoạn sớm này của thai kỳ, bụng bầu vẫn chưa lộ rõ. Thế nhưng, các chị em có thể cảm thấy bụng dưới có vẻ săn chắc hơn khiến việc cài nút quần gặp khó khăn chút ít hoặc quần áo thường ngày có vẻ trở nên hơi chật chội.

Thế nên trong trường hợp bạn nhận thấy bụng bầu to khá rõ dù chỉ mới mang thai ở tuần thứ 9, rất có thể là do bạn đã có sự nhầm lẫn về thời điểm thụ thai dẫn tới tính tuổi thai bị sai. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ để được hỗ trợ, giải đáp nhé!

4. Mang thai 9 tuần đau bụng lâm râm là do đâu, có nguy hiểm không?

Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc thai nhi 9 tuần, mẹ bị đau bụng lâm râm có nguy hiểm không? Câu trả lời là để xác định tình trạng này có nguy hiểm hay không cần:

  • Theo dõi tính chất – tần suất của cơn đau
  • Theo dõi các triệu chứng liên quan như:
    • Có hay không có ra máu âm đạo – khí hư
    • Cơn đau có liên quan đến chế độ ăn, vấn đề tiêu tiểu hay không…

Do đó, nếu mẹ bầu nhận thấy:

  • Cơn đau thoáng qua và không kèm theo bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào kể trên thì không cần lo lắng.
  • Cơn đau diễn ra liên tục, kéo dài, có thể kèm theo một trong các triệu chứng kể trên thì đây có thể là dấu hiệu dọa sảy thai, thai lưu…. Lúc này, mẹ bầu nên đi khám sớm để được hỗ trợ đúng cách.

5. Nguyên nhân mất tim thai tuần 9 là do đâu?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân mất tim thai ở tuần thứ 9 hay thai nhi 9 tuần bị mất tim thai có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như:

  • Sảy thai: Tình trạng này không quá hiếm gặp ở giai đoạn đầu của thai kỳ.
  • Thai nhi bị rối loạn nhịp tim: Đây là tình trạng khá hiếm gặp và thường chỉ xảy ra ở một thời điểm nhất định chứ không kéo dài trong suốt thai kỳ.
  • Kết quả siêu âm không chính xác: Có thể bắt nguồn từ việc thiết bị siêu âm bị lỗi hoặc tay nghề của bác sĩ siêu âm còn hạn chế.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được thai nhi 9 tuần tuổi phát triển như thế nào. Từ đó biết cách chăm sóc thai kỳ tốt nhất! Đừng quên theo dõi chuyên mục Mang thai của Hello Bacsi để cập nhật những kiến thức thai kỳ bổ ích mẹ nhé!

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói,… vì chất lượng và sự tận tâm.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pregnancy week 9

https://www.nct.org.uk/pregnancy/your-pregnancy-week-week/pregnancy-week-9 Ngày truy cập: 27/9/2024

Pregnancy at week 9

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/pregnancy-at-week-9 Ngày truy cập: 27/9/2024

Week-by-week guide to pregnancy

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/1st-trimester/week-9/#anchor-tabs Ngày truy cập: 27/9/2024

Pregnancy calendar – Week 9

http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/pregnancy_calendar/week9.html#cat20733 Ngày truy cập: 27/9/2024

Poppy seed to pumpkin: How big is your baby?

http://www.babycenter.com/slideshow-baby-size Ngày truy cập: 27/9/2024

Your pregnancy: 9 weeks

http://www.babycenter.com/6_your-pregnancy-9-weeks_1098.bc Ngày truy cập: 27/9/2024

Phiên bản hiện tại

16/10/2024

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Đội ngũ y bác sĩ - Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn

Cập nhật bởi: huyen tran


Bài viết liên quan

Thai nhi 12 tuần tuổi phát triển như thế nào? Sức khỏe mẹ bầu tuần 12

Thai nhi 11 tuần tuổi phát triển thế nào, mẹ bầu thay đổi ra sao?


Tham vấn y khoa:

Đội ngũ y bác sĩ - Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo