backup og meta

Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim

Nhịp tim là số lần tim bạn đập được trong một phút. Tốc độ xung ở mỗi người thì khác nhau. Nhịp đập của bạn thấp hơn khi bạn nghỉ ngơi và tăng lên khi bạn tập thể dục (cơ thể cần nhiều máu giàu oxy hơn khi tập thể dục). Vậy, rối loạn nhịp tim là tình trạng gì?

Rối loạn nhịp tim là một nhóm bệnh lý mà trong đó các xung điện điểu khiển và điều hòa nhịp tim không hoạt động như bình thường. Khi đó, người bệnh có nhịp tim bất thường, có thể tim đập quá nhanh, quá chậm hay không đều, nhịp tim bất thường lúc nhanh lúc chậm. Tuy vậy, hầu hết những người gặp phải tình trạng sức khỏe này đều có thể sống bình thường nếu được chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp tim sớm.

Tìm hiểu chung

Rối loạn nhịp tim là bệnh gì?

Rối loạn tim mạch là gì? Rối loạn nhịp tim là tình trạng tốc độ hay nhịp đập của tim bất thường. Điều đó nghĩa là nhịp tim không ổn định, tim bạn có thể đập quá nhanh, quá chậm hoặc có nhịp tim không đều.

Đối với người trưởng thành có sức khỏe tim mạch tốt, nhịp tim nghỉ ngơi sẽ dao động từ 60 đến 90 nhịp mỗi phút. Nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm? Khi nhịp tim lúc nghỉ ngơi cao hơn 100 nhịp trong 1 phút thì được đánh giá là nhịp tim nhanh. Nếu nhịp tim lúc nghỉ ngơi ít hơn 60 nhịp/ phút được xem là nhịp tim chậm.

Một số loại rối loạn nhịp tim chính bao gồm:

Tình trạng nhịp tim không ổn định thường nặng dần lên do cơ tim suy yếu hoặc bị tổn thương theo thời gian. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một lối sống lành mạnh cho tim mạch để giảm bớt tiến triển bệnh.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn nhịp tim

bị đau tim

Căn bệnh này có khi không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Bác sĩ có thể phát hiện nhịp tim bạn có vấn đề trong khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, nếu có một số dấu hiệu và triệu chứng thì cũng không đồng nghĩa với việc bạn đang gặp phải một vấn đề bệnh tim nghiêm trọng.

Một số triệu chứng rối loạn nhịp tim được ghi nhận là:

  • Cảm nhận thấy nhịp tim đập trong lồng ngực, giống như cảm giác bồi hồi, hồi hộp, đánh trống ngực
  • Cảm nhận thấy nhịp tim nhanh hoặc chậm
  • Đau tức ngực
  • Thở nông hay khó thở
  • Tâm trạng lo âu
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Chóng mặt hoa mắt, choáng váng
  • Đổ mồ hôi
  • Ngất xỉu hoặc có cảm giác muốn ngất đi.

Khi nào thì bạn nên đến gặp bác sĩ?

Rối loạn nhịp tim có thể khiến bạn cảm thấy tim đang đập quá nhanh hay quá chậm. Các dấu hiệu và triệu chứng mà bạn gặp phải đều là kết quả từ việc nhịp tim không như bình thường khiến tim không hoạt động hiệu quả. Nếu bạn thấy các biểu hiện trên xảy ra đột ngột, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Hãy cấp cứu ngay lập tức nếu bạn bị khó thở, suy nhược, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu hoặc gần ngất xỉu và đau ngực hoặc khó chịu.

Một loại rối loạn nhịp tim được gọi là rung thất có thể gây ra giảm huyết áp nghiêm trọng. Sự suy sụp có thể xảy ra trong vài giây và nhịp thở và mạch của người đó sẽ sớm ngừng lại. Nếu điều này xảy ra, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.


Bạn có thể quan tâm: Loạn nhịp xoang: Rối loạn nhịp tim lành tính

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim là gì?

Rối loạn nhịp tim

Một số vấn đề sức khỏe có thể là nguyên nhân dẫn đến hoặc gây ra tình trạng này, bao gồm:

Ngoài ra, một vài tác nhân cũng có khả năng gây ra rối loạn nhịp tim, như:

  • Hút thuốc
  • Uống quá nhiều thức uống có cồn hay caffein
  • Lạm dụng chất kích thích
  • Căng thẳng hoặc lo lắng quá mức
  • Sử dụng một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc cảm lạnh và dị ứng được mua mà không cần đơn
  • Yếu tố di truyền (gene)


Bạn có thể quan tâm: Giải đáp: Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không?

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán rối loạn nhịp tim?

Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng và xem qua tiền sử bệnh, đồng thời thăm khám sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, họ sẽ cần thực hiện thêm một số thử nghiệm để biết được khả năng hoạt động của tim. Các thử nghiệm đó có thể là:

  • Đo điện tâm đồ (ECG)
  • Đo điện tâm đồ Holter
  • Siêu âm tim
  • Cấy máy ghi điện tim vào trong cơ thể (implantable loop recorder)
  • Thông tim
  • Kiểm tra căng thẳng.

Những phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Không phải trường hợp nào người bệnh cũng cần phải điều trị y tế cho chứng loạn nhịp tim. Thông thường, tình trạng này sẽ cần điều trị nếu gây ra các triệu chứng đáng chú ý hoặc khiến bạn có nguy cơ bị rối loạn nhịp nghiêm trọng, hay gặp phải biến chứng nguy hiểm. Nếu có một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến nhịp tim, chẳng như bị suy tim, bác sĩ sẽ tập trung điều trị vấn đề đó.

Những phương pháp có thể lựa chọn trong điều trị rối loạn nhịp tim gồm:

  • Sử dụng thuốc: giúp giải quyết hoặc ngăn ngừa loạn nhịp tim hoặc kiểm soát nhịp tim. Cách thức này thường chỉ được lựa chọn trong điều trị nhịp tim nhanh vì chưa có loại thuốc nào cho thấy tác dụng làm tăng nhịp tim rõ ràng ở người có nhịp tim chậm.
  • Sốc điện chuyển nhịp (cardioversion): một phương pháp điều trị sử dụng dòng diện để giúp cho nhịp tim quay trở về bình thường. Trong quá trình thực hiện, bạn sẽ được gây mê.
  • Cấy ghép máy tạo nhịp tim (pacemarker): một thiết bị nhỏ hoạt động bằng pin được cấy vào trong lồng ngực. Thiết bị này sẽ tạo ra các tín hiệu điện giống như tín hiệu tự nhiên từ tim khỏe mạnh để giúp tim đập ở tốc độ bình  thường.
  • Cấy máy khử rung tim (ICD): một thiết bị tương tự máy tạo nhịp tim, giúp theo dõi nhịp tim và làm tim đập trở lại nhịp bình thường bất cứ khi nào cần.
  • Thủ tục mê cung. Trong thủ thuật mê cung, bác sĩ phẫu thuật tạo một loạt các vết rạch trong mô tim ở nửa trên của trái tim (tâm nhĩ) để tạo ra một mô hình (hoặc mê cung) mô sẹo. Bởi vì mô sẹo không dẫn điện, nó cản trở các xung điện lạc hướng gây ra một số loại rối loạn nhịp tim.
  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Nếu bạn bị bệnh động mạch vành nặng kèm theo rối loạn nhịp tim, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Quy trình này có thể cải thiện lưu lượng máu đến tim của bạn.

Biến chứng

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không? Như đã đề cập bên trên, rối loạn nhịp tim có rất nhiều loại và không phải loại nào cũng gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Ngược lại, có loại rối loạn có thể có những diễn biến khó lường và gây tử vong cao, chẳng hạn như rung tâm thất. Nhịp tim 110 có nguy hiểm không? Một số loại còn làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như:

  • Đột quỵ. Nhịp tim bất thường có nhiều khả năng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch. Khi cục máu đông này vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ, chúng sẽ đi theo dòng máu và có thể lên não. Tại đó, nếu chúng gây hẹp hoặc tắc nghẽn mạch, khiến lưu lượng máu lên não bị gián đoạn sẽ gây ra đột quỵ.
  • Suy tim. Nếu khả năng bơm máu của tim không hiệu quả trong một thời gian dài do nhịp tim bất thường, tình trạng suy tim có thể xảy ra.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa rối loạn nhịp tim

Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim hay các bệnh tim mạch nói chung, bạn nên thực hiện một lối sống lành mạnh, tốt cho tim như:

  • Thực hiện chế độ ăn tốt cho tim mạch. Nên tăng cường bổ sung các loại trái cây, hay ngũ cốc nguyên hạt, rau, củ, quả. Đồng thời, chỉ nên ăn thịt gia cầm bỏ da, đậu và thực phẩm không chứa chất béo. Đặc biệt các loại có chứa nhiều chất béo bão hòa, và cholesterol cao như là lòng đỏ trứng, hay các loại thịt đỏ.
  • Duy trì các hoạt động thể chất thường xuyên và giữ cân nặng bình thường. Bạn có thể bắt đầu tập một số môn thể thao phù hợp với sức khỏe, lý tưởng nhất là nên duy trì từ 30 đến 45 phút mỗi ngày. Đồng thời, giảm cân sẽ giúp ổn định lại chỉ số cholesterol và huyết áp.
  • Tránh hút thuốc
  • Hạn chế hoặc tránh uống thức uống có cồn và caffein
  • Giảm bớt căng thẳng hay giận dữ quá mức có thể làm nhịp tim không đều
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, một số thuốc có chứa những chất gây kích thích tim đâp nhanh hơn
  • Đi khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên
  • Tập các phương pháp kiểm soát hơi thở và nhịp tim như hít sâu thở chậm sẽ thúc đẩy ổn định lại nhịp tim
  • Khi nhịp tim tăng nhanh hoặc bạn thấy khó chịu ở ngực,…, bạn nên ngồi nghỉ tại chỗ, tìm người hỗ trợ. Nếu triệu chứng đó lặp đi lặp lại, bạn nên đến bác sĩ khoa tim mạch để được điều trị tốt nhất

Trên đây là những chia sẻ của Hello Bacsi về triệu chứng loạn nhịp tim, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ chú ý xem mình có đang gặp phải các dấu hiệu như trên, để kịp thăm khám bác sĩ và được chữa trị kịp thời trước khi xảy ra các biến chứng về sau.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Arrhythmias.  http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-arrhythmia-/symptoms-causes/dxc-20188128. Ngày truy cập: 30/10/2021

Arrhythmia. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16749-arrhythmia. Ngày truy cập: 30/10/2021

Arrhythmia. https://www.heart.org/en/health-topics/arrhythmia. Ngày truy cập: 30/10/2021

Arrhythmia. https://medlineplus.gov/arrhythmia.html. Ngày truy cập: 30/10/2021

Pulse & Heart Rate. https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/17402-pulse–heart-rate. Ngày truy cập: 30/10/2021

Phiên bản hiện tại

20/09/2023

Tác giả: Ngọc Anh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Nhịp tim 110 có nguy hiểm không?

Nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm? Nhanh hoặc chậm đều đáng lo


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 20/09/2023

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo