Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Siêu âm, hay còn được gọi là siêu âm chẩn đoán, là một phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh của các cấu trúc trong cơ thể người bệnh. Thiết bị phát âm thanh sẽ phát ra sóng âm thanh, khi chạm vật thể muốn dò tìm sẽ dội lại, tạo ra hình ảnh. Các hình ảnh này có thể cung cấp thông tin có giá trị để chẩn đoán và điều trị rất nhiều tình trạng bệnh lý, sức khỏe.
Hầu hết các xét nghiệm chẩn đoán này được thực hiện bằng cách sử dụng một thiết bị siêu âm tác động lên bên ngoài cơ thể người bệnh. Trong một số trường hợp khác, thiết bị có thể được đặt bên trong cơ thể.
Kỹ thuật siêu âm chẩn đoán có nhiều ưu điểm và được ứng dụng rộng rãi, phổ biến trong y học, cụ thể là:
Tùy theo chất lượng thiết bị và khả năng chẩn đoán của bác sĩ có thể giúp chẩn đoán nhanh chóng bệnh.
Có 3 loại đầu dò siêu âm cơ bản như sau:
Ngoài ra còn có đầu dò sử dụng cho siêu âm 3D, 4D, siêu âm qua thực quản, qua âm đạo (hoặc trực tràng), siêu âm mắt, siêu âm can thiệp điều trị.
Phương pháp này được sử dụng cho nhiều mục đích thăm khám, chẳng hạn như:
Đây là 1 kỹ thuật chẩn đoán an toàn, sử dụng sóng âm thanh công suất thấp. Hiện vẫn chưa ghi nhận bất kỳ rủi ro nào liên quan đến siêu âm.
Mặc dù là một công cụ có giá trị nhưng kỹ thuật cũng có những hạn chế. Sóng siêu âm không thể truyền qua không khí hoặc xương, vì vậy kỹ thuật sẽ không hiệu quả trong việc chụp ảnh các bộ phận cơ thể có khí bên trong hoặc bị che bởi xương như phổi hoặc đầu. Để có cái nhìn rõ hơn ở các bộ phận này, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm hình ảnh khác như chụp CT, MRI hoặc X-quang.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hầu hết các xét nghiệm chẩn đoán bằng kỹ thuật dùng sóng siêu âm đều không cần người bệnh chuẩn bị đặc biệt. Tuy nhiên, có một vài trường hợp ngoại lệ như sau:
Nếu thực hiện cho trẻ nhỏ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn và lưu ý cụ thể hơn trước khi thực hiện.
Người bệnh có thể được yêu cầu tháo đồ trang sức trong quá trình thực hiện, vì vậy tốt nhất hãy để các vật có giá trị ở nhà. Ngoài ra, hãy mặc đồ rộng rãi, thoải mái khi do người bệnh có thể phải thay áo choàng bệnh nhân.
Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ thoa gel lên vùng cần khảo sát. Lớp gel có tác dụng ngăn chặn không khí chen giữa đầu dò và da của người bệnh, vốn có thể chặn các sóng âm thanh tạo ra hình ảnh. Loại gel gốc nước này có thể dễ dàng tẩy rửa và an toàn cho người bệnh.
Bác sĩ ấn một thiết bị cầm tay nhỏ (đầu dò) lên khu vực cần khảo sát và di chuyển khi cần thiết để chụp ảnh. Đầu dò gửi tín hiệu sóng âm thanh vào cơ thể người bệnh, thu thập sóng dội ngược lại và gửi chúng đến máy tính, tạo ra hình ảnh.
Trong một số trường hợp, kỹ thuật được thực hiện bên trong cơ thể của người bệnh. Lúc này, đầu dò được gắn vào một ống dài như ống nội soi, đưa vào qua một lỗ mở tự nhiên trong cơ thể người bệnh, chẳng hạn như:
Siêu âm thường không đau. Tuy nhiên, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu nhẹ khi bác sĩ hoặc kỹ thuật viên tì đầu dò và di chuyển trên cơ thể, đặc biệt là trong trường hợp đang phải nhịn tiểu để siêu âm vùng chậu.
Một phiên siêu âm chẩn đoán thông thường mất từ 30 phút đến 1 giờ. Kết thúc quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ lau sạch chất gel ban đầu. Người bệnh sẽ ngồi chờ kết quả theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Khi hoàn tất, bác sĩ khoa chẩn đoán hình ảnh sẽ phân tích các hình ảnh và gửi báo cáo cho bác sĩ chuyên khoa cũng như chia sẻ ý nghĩa kết quả với người bệnh. Người bệnh có thể trở lại hoạt động bình thường ngay sau đó.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!