backup og meta
Chuyên mục

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

5 dấu hiệu thai phát triển tốt và 10 dấu hiệu thai yếu bạn cần biết

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung · Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 30/11/2023

    5 dấu hiệu thai phát triển tốt và 10 dấu hiệu thai yếu bạn cần biết

    Dấu hiệu thai yếu và dấu hiệu thai phát triển tốt đều là vấn đề cần được mẹ bầu quan tâm lưu ý để bé yêu chào đời một cách hoàn hảo nhất.

    Nhiều mẹ bầu thường băn khoăn không biết làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm. Theo bác sĩ sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung, nếu muốn loại bỏ bất kỳ mối đe dọa nào đối với em bé của bạn, điều quan trọng cần làm là phân biệt giữa dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh và dấu hiệu thai yếu nhằm phòng tránh trường hợp sẩy thai. Sẩy thai là một trong những hậu quả của việc em bé không được đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe, dẫn đến kết quả mẹ bầu mất con trước tuần thứ 20 của thai kỳ.

    Bài viết sau, bác sĩ sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung sẽ chia sẻ với Hello Bacsi một số dấu hiệu thai phát triển tốt và yếu để bạn chăm sóc bé yêu trong bụng một cách tốt hơn.

    Dấu hiệu thai phát triển tốt

    Việc nắm rõ được những dấu hiệu của thai nhi khỏe mạnh trong giai đoạn đầu mang thai trở nên rất quan trọng đối với bất cứ bố mẹ nào. Thai nhi khỏe mạnh thường có những biểu hiện dưới đây:

    1. Cử động của thai nhi

    Một em bé bắt đầu thực hiện những cử động sau khi chạm mốc tháng thứ 5 của thai kỳ. Ngoài ra, bào thai 6 tháng tuổi có thể phản ứng với âm thanh thông qua những chuyển động.

    Vào khoảng tháng thứ 7, thai nhi phản ứng với các kích thích như ánh sáng, âm thanh hoặc cảm giác đau đớn. Đến tháng thứ 8, bé yêu bắt đầu thay đổi vị trí và thực hiện hành động đá thường xuyên hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vào tháng thứ 9, cử động thai có thể trở nên ít hơn do sự hạn chế về không gian.

    Mời bạn tham khảo bài viết Cách đếm cử động thai để biết thai nhi cử động bao nhiêu là khỏe.

    2. Phát triển bình thường

    Có một số cách để đo lường sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm nhằm theo dõi tình trạng phát triển của con. Thông thường, thai nhi tăng thêm 5cm mỗi tháng. Do đó đến tháng thứ 7, bé sẽ dài khoảng 36cm.

    Trong tam cá nguyệt thứ 3, một thai nhi khỏe mạnh sẽ tăng thêm 70g cân nặng mỗi tuần. Thêm vào đó, khi chạm đến tuần thai thứ 39, bào thai sẽ nặng khoảng 3kg và dài từ 45 – 50,8 cm. Tất cả những điều này đều là dấu hiệu thai phát triển tốt để bạn có thể an tâm.

    3. Tim thai

    dấu hiệu thai phát triển tốt và dấu hiệu thai yếu

    Tim thai bắt đầu đập vào khoảng tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ. Vậy, làm cách nào để nhận biết được dấu hiệu có tim thai? Việc dò tim thai đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ vào các thiết bị điện tử. Vào những tháng cuối thai kỳ, để xác nhận sức khỏe tim mạch của thai nhi, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện đo non-stress test.

    Phép đo này nhằm mục đích theo dõi nhịp tim ở bé và đem đến cái nhìn sâu sắc về các mối đe dọa tiềm ẩn nếu có. Ngoài ra, một số bác sĩ còn có thể đếm nhịp tim bằng cách dùng ống nghe chuyên dụng chạm vào bụng của bạn. Tim thai khỏe mạnh khi đập sẽ đạt khoảng từ 110 – 160 nhịp mỗi phút.

    Mời bạn tham khảo bài viết Làm thế nào để giữ tim thai khỏe mạnh

    4. Vị trí thai nhi tại thời điểm trước khi quá trình chuyển dạ diễn ra

    Trong tháng thứ 9 của thai kỳ, cử động thai sẽ dần giảm xuống nhưng vẫn phải đảm bảo không ít hơn số lần bình thường. Em bé cũng xoay đầu xuống dưới đáy tử cung và bắt đầu di chuyển về phía âm đạo. Đây có thể là dấu hiệu thai phát triển tốt mà mẹ bầu nên yên tâm đấy.

    5. Mẹ bầu tăng cân đều đặn

    Việc mẹ bầu tăng cân khi mang thai một cách đều đặn cũng là dấu hiệu của thai kỳ khỏe mạnh. Đối với mẹ bầu có tình trạng thể trạng trung bình, bạn sẽ tăng khoảng 10 – 12 kg cho cả thai kỳ. Ngoài ra, bác sĩ thường sẽ chỉ định bạn kiểm tra cân nặng thường xuyên để đánh giá xem liệu thai nhi tiến triển bình thường hay không. Kích thước bụng của mẹ bầu cũng sẽ dần tăng lên qua mỗi tháng.

    Dấu hiệu thai yếu mà mẹ bầu cần lưu tâm

    Trong tháng thứ 5 của thai kỳ, bào thai dần trở nên phản ứng mạnh hơn đối với âm thanh, ánh sáng và sự đau đớn. Đây là giai đoạn bé cũng phải đối mặt với các mối đe dọa khác nhau có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển từ nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp.

    Nếu các vấn đề biểu hiện rõ ra bên ngoài, biện pháp khắc phục có thể được thực hiện. Nhưng làm thế nào để bạn nhận ra bé cưng không khỏe mạnh khi con còn trong bụng mẹ? Câu trả lời là bạn hã

    1. Bề cao tử cung

    Chiều cao cơ bản của tử cung trong thời gian mang thai giúp bác sĩ đánh giá xem liệu thai nhi trong tử cung của bạn có phát triển bình thường hay không. Để thực hiện, mẹ bầu sẽ được yêu cầu nằm xuống và bác sĩ sẽ dùng thước dây đo khoảng cách từ xương mu đến đáy tử cung. Thông thường, sau mốc 16 tuần, độ dài của bề cao tử cung (tính bằng cm) sẽ bằng tuổi thai trừ đi 4 (trừ trường hợp đa thai)

    Trường hợp bề cao tử cung không đạt như mong muốn cho thấy thai kỳ của bạn đang có vấn đề. Lý do có thể là bạn có quá nhiều hoặc quá ít nước ối hoặc thai ngôi ngang. Trong trường hợp xấu nhất, điều này còn cho thấy thai nhi không phát triển đúng cách cũng như trở thành dấu hiệu thai yếu mà bạn cần lưu tâm.

    2. Thiếu hoặc không có tim thai

    dấu hiệu thai yếu

    Mặc dù tim thai nhi bắt đầu đập sau tuần thứ 5 của thai kỳ nhưng khoảng từ tuần thứ 8 thì việc nhận biết dấu hiệu có tim thai trở nên dễ dàng hơn. Với thai nhỏ (dưới 16 tuần), bác sĩ nhận biết tim thai qua siêu âm. Với thai lớn hơn (trên 16 tuần), việc dò tim thai được thực hiện thông qua thiết bị y tế chạm vào bụng mẹ bầu (ống nghe pinard, đầu dò doppler).

    Đôi khi nhiệm vụ dò nhịp tim thai trở nên thất bại do em bé thay đổi vị trí hoặc gặp vấn đề về nhau thai. Trong trường hợp như vậy, bác sĩ sẽ hẹn bạn kiểm tra lại vào một ngày khám khác.

    Sau 8 tuần thai vẫn chưa xuất hiện nhịp tim có nghĩa là thai đã chết lưu.

    4 thói quen của bố gây tổn thương cho thai nhi

    3. Thai nhi phát triển chậm trong tử cung (IUGR)

    Thai nhi được gọi là chậm phát triển trong tử cung (IUGR) khi kích thước em bé trong bụng nhỏ hơn bách phân vị thứ 10 tính theo bảng cân nặng chuẩn (bạn có thể sử dụng bảng của WHO hoặc intergrowth21).

    Thai nhi chậm phát triển trong tử cung (IUGR)  có thể dẫn đến suy thai, thai chết lưu. Do vậy, cần phải theo dõi chặt chẽ tình trạng này.

    Nguyên nhân gây ra có thể đến từ sự bất thường của nhau thai, ngăn cản bé nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Những lý do khác là mẹ có bệnh lý về thận, thiếu máu, tiền sản giật…

    4. Mức hCG thấp là dấu hiệu thai yếu

    hCG là một loại nội tiết tố do nhau thai sản xuất trong lúc mang thai. Nồng độ hCG có xu hướng dao động trong suốt thai kỳ tùy thuộc vào tam cá nguyệt. Thông thường, nồng độ hCG sẽ tăng dần đều, thường là gấp 1,5-2 lần mỗi 48h, đạt đỉnh vào tuần 9 – 16 của thai kỳ.

    Các mức bình thường khác nhau tùy theo từng cá nhân, do đó mức hCG thấp không phải là lý do để bạn hoảng sợ. Tuy nhiên, mức hCG thấp hoặc gần như không tăng có thể là dấu hiệu đe dọa tình trạng sảy thai, thai chết lưu hoặc mang thai ngoài tử cung.

    5. Chuột rút quá mức

    dấu hiệu thai yếu

    Việc mang thai thường đi kèm với cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, đau nhức cực độ khiến bạn liên tưởng đến tình trạng đau bụng kinh chắc chắn không phải là dấu hiệu thai phát triển tốt. Trong thời gian đầu của quá trình bầu bí, hiện tượng này do lưu lượng máu kém gây ra nhưng nếu nó vẫn kéo dài, bạn có thể cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

    6. Chảy máu

    Trong thời gian mới mang thai, một số phụ nữ sẽ trải qua tình trạng âm đạo có xuất hiện một vài đốm máu nhỏ. Đây được xem là điều bình thường và thường được gọi là máu báo thai. Tuy thế, mẹ bầu vẫn nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn thai nhi không gặp vấn đề nguy hiểm nào. Chảy máu khi mang thai tiềm ẩn nguy cơ sẩy thai, dấu hiệu chảy máu tử cung bất thường hoặc chảy máu cấy ghép.

    7. Đau lưng dữ dội

    Giống như các triệu chứng khi mang thai khác, đau lưng cũng nằm trong những điều phổ biến khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân nằm ở việc em bé lớn dần lên và tạo ra lực trên vùng cột sống và lưng dưới. Cảm giác này trở nên tồi tệ hơn khi bạn mang đa thai.

    Mặt khác, nếu cơn đau bắt nguồn từ phía trước cơ thể và tiến dần về phía lưng thì đây có thể là dấu hiệu thai yếu hoặc bé đang gặp vấn đề. Do vậy, hãy tìm đến bác sĩ ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường này.

    8. Tiết dịch âm đạo khi mang thai

    Cơ thể tăng tiết dịch âm đạo khi mang thai là do sự thay đổi nội tiết tố. Thông thường, dịch tiết âm đạo sẽ có màu sắc trong suốt hoặc trắng ngà và không kèm theo mùi hôi.

    Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nhận thấy dịch âm đạo tiết ra mang màu vàng, hơi ngả xanh kèm theo mùi hôi thì đừng trì hoãn việc đến bác sĩ. Dịch tiết âm đạo bất thường có thể bởi bệnh viêm cổ tử cung, viêm âm đạo.Những bệnh lý này có thể gây nguy cơ sẩy thai, sinh non. 

    9. Ngừng ốm nghén đột ngột

    Ốm nghén và mang thai có mối tương quan với nhau. Thông thường, ốm nghén sẽ tự biến mất vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thậm chí sớm hơn mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, đối với một số cá nhân, hiện tượng ngừng ốm nghén đột ngột có thể là do nồng độ hCG thấp, là dấu hiệu cảnh báo thai yếu hoặc thậm chỉ ra tình trạng sẩy thai.

    Công cụ tính ngày dự sinh online mới nhất”}” data-sheets-userformat=”{“2″:1049089,”3”:{“1″:0},”12″:0,”23″:1}” data-sheets-textstyleruns=”{“1″:0,”2”:{“5″:1,”6”:1}}{“1″:20,”2”:{“5”:1}}{“1″:21,”2”:{“2”:{“1″:2,”2″:1136076},”9″:1}}” data-sheets-hyperlinkruns=”{“1″:21,”2″:”https://hellobacsi.com/kiem-tra-suc-khoe/cong-cu-tinh-ngay-du-sinh/”}{“1″:62}”>Có thể bạn quan tâm: Công cụ tính ngày dự sinh online mới nhất 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

    Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 30/11/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo