backup og meta

Thai nhi 11 tuần tuổi phát triển thế nào, mẹ bầu thay đổi ra sao?

Thai nhi 11 tuần tuổi phát triển thế nào, mẹ bầu thay đổi ra sao?

Thai nhi 11 tuần tuổi đang tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh chóng. Trong giai đoạn này, em bé cũng có những cử động nhẹ nhàng ở tay và chân.

Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết thêm về sự phát triển của thai nhi 11 tuần tuổi, cũng như hiểu rõ thai 11 tuần kích thước bao nhiêu, mẹ bầu 11 tuần cần lưu ý những gì để thai kỳ khỏe mạnh.

Thai nhi 11 tuần tuổi phát triển như thế nào?

1. Chiều dài, cân nặng thai nhi 11 tuần

Nếu bạn đang thắc mắc thai 11 tuần kích thước bao nhiêu hoặc thai nhi 11 tuần phát triển như thế nào, thai 11 tuần to bằng quả gì, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

Theo các chuyên gia, thai nhi 11 tuần tuổi có kích thước tương ứng với một quả dâu tây. Các chỉ số về kích thước của con cụ thể như sau:

  • Chiều dài đầu mông trong khoảng 4,1 – 4,5cm.
  • Cân nặng của thai 11 tuần tuổi trung bình là 10g.

Ngoài ra, dấu hiệu thai 11 tuần khỏe mạnh còn bao gồm:

  • Bộ não và hệ thần kinh gần như đã phát triển xong. 
  • Các cơ và dây thần kinh hiện đang bắt đầu hoạt động cùng nhau nên em bé có thực hiện những chuyển động nhỏ, giật cục trong tử cung của mẹ bầu.
  • Gia tăng các mạch máu trong nhau thai cả về quy mô và số lượng để cung cấp cho thai nhi tuần 11 thật nhiều chất dinh dưỡng nhằm thích ứng với sự tăng trưởng của bé yêu.

2. Thai nhi 11 tuần phát triển như thế nào?

  • Khuôn mặt bé sẽ tiếp tục phát triển, chủ yếu ở vùng tai và dần tiến tới vị trí cuối cùng ở hai bên đầu.
  • Kích thước đầu thai nhi: Nếu nhìn thấy hình ảnh của bé bây giờ, hẳn mẹ sẽ bất ngờ khi thấy kích thước đầu của bé chiếm khoảng một nửa chiều dài cơ thể.
  • Xương bắt đầu cứng lại.
  • Bàn tay và bàn chân của bé nằm ở phía trước cơ thể, các ngón tay và ngón chân riêng biệt, móng tay đang phát triển.
  • Mũi: Đường mũi đã mở.
  • Lưỡi đã hình thành.
  • Tim đã tiến hành bơm máu.
  • Răng: Những chiếc răng sữa của bé đã hình thành bên trong nướu.

3. Sự phát triển bộ phận sinh dục của thai 11 tuần 

Sự phát triển bộ phận sinh dục thai nhi 11 tuần như thế nào? Mặc dù cơ quan sinh sản của bé đang phát triển nhanh chóng, bộ phận sinh dục bên ngoài của bé sẽ chưa xuất hiện cho đến hết thai kỳ tuần 11 và sẽ được phân biệt rõ ràng khi bé ở tuần tuổi thứ 14.

Do đó, câu trả lời cho thắc mắc mẹ “mang thai 11 tuần biết trai hay gái chưa?” là chưa mẹ nhé! 

Sự phát triển của thai nhi 11 tuần tuổi

  • Bộ não và hệ thần kinh gần như đã phát triển xong. 
  • Các cơ và dây thần kinh hiện đang bắt đầu hoạt động cùng nhau 
  • Các mạch máu trong nhau thai phát triển cả về quy mô và số lượng
  • Khuôn mặt bé sẽ tiếp tục phát triển.
  • Kích thước đầu thai nhi chiếm khoảng một nửa chiều dài cơ thể.
  • Xương bắt đầu cứng lại.
  • Bàn tay và bàn chân của bé nằm ở phía trước cơ thể, các ngón tay và ngón chân riêng biệt, móng tay đang phát triển.
  • Mũi: Đường mũi đã mở và
  • Lưỡi đã hình thành.
  • Tim đã tiến hành bơm máu.
  • Răng sữa đã hình thành bên trong nướu.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 11

triệu chứng thường gặp khi mang thai 11 tuần

1. Thai nhi 11 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Nhiều mẹ bầu mới mang thai thường thắc mắc, mang thai 11 tuần cơ thể thay đổi như thế nào? Theo các chuyên gia sản khoa, khi thai nhi 11 tuần, các  mẹ bầu thường trải qua các thay đổi sau:

  • Ốm nghén, buồn nôn và nôn thuyên giảm: Những cơn ốm nghén, buồn nôn có xu hướng giảm dần. Cảm giác thèm ăn có thể sẽ sớm trở lại và từ lúc đó bạn sẽ bắt đầu ăn được và cân nặng sẽ tăng lên khoảng 0,5kg mỗi tuần.
  • Táo bón và ợ nóng: Dưới tác động của hormone, mẹ bầu 11 tuần có thể bị táo bón và ợ nóng.
  • Sự thay đổi ở làn da – tóc: Nhiều mẹ bầu bị nám da khi mang thai (hiện tượng này còn được gọi là “mặt nạ thai kỳ”). Bên cạnh đó, làn da của mẹ bầu cũng trở nên nhờn và nhiều đốm nâu hơn. Ở giai đoạn này của thai kỳ – khi thai nhi 11 tuần, đa số các mẹ bầu sẽ nhận thấy mái tóc trở nên dày và bóng hơn.
  • Xuất hiện các cơn đau vùng bụng:Vòng bụng bắt đầu phình ra một chút, các cơ và dây chằng sẽ căng ra và điều này có thể khiến bạn cảm thấy bị đau quanh bụng. Nếu đau nhiều, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao: Cơ thể bạn hiện đang bơm máu nhiều hơn bình thường tới 50%. Lượng máu này để nuôi tử cung nhưng lại cũng có thể khiến bạn cảm thấy nóng, đổ mồ hôi và chóng mặt.
  • Tâm trạng thay đổi: Kể từ tuần này của thai kỳ, nhau thai sẽ đảm nhiệm vai trò cung cấp dưỡng chất nuôi em bé và loại bỏ chất thải thay cho vai trò của túi noãn hoàng. Trong khi quá trình chuyển đổi diễn ra, dưới tác động của các hormone liên quan có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và dễ xúc động, cảm xúc thay đổi.
  • Chuột rút: Khi thai nhi 11 tuần, các mẹ bầu cũng có thể bị chuột rút ở chân. Cách giải quyết tình trạng này hiệu quả là hãy ăn nhiều thực phẩm giàu canxi hơn như sữa, sữa chua và phô mai. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn vận động thể chất thường xuyên và đầy đủ với cường độ nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày hoặc ít nhất 3 lần/tuần

2. Thai nhi 11 tuần, mẹ bầu cần lưu ý là gì?

Hãy duy trì việc vận động thể chất thường xuyên. Bởi thói quen tập thể dục thường xuyên cùng với chế độ ăn có các loại thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước sẽ khắc phục chứng chậm tiêu hóa trong thai kỳ tuần thứ 11 và giảm nguy cơ gây táo bón khi mang thai .

Thay đổi về mặt cơ thể

  • Ốm nghén, buồn nôn và nôn thuyên giảm.
  • Táo bón và ợ nóng tiếp tục diễn ra.
  • Sự thay đổi ở làn da – tóc: Mẹ bầu bị nám mặt thai kỳ, tóc trở nên bóng mượt hơn.
  • Có các cơn đau vùng bụng do tử cung và dây chằng căng ra.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao khiến mẹ bầu cảm thấy nóng, đổ mồ hôi và chóng mặt.
  • Thay đổi tâm trạng do tác động của hormone.
  • Chuột rút bàn chân.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 11 tuần

thai nhi 11 tuần tuổi: Chăm sóc thai kỳ đúng cách

1. Uống vitamin trong thai kỳ

Mẹ bầu mang thai nhi 11 tuần nên đảm bảo uống 400mcg axit folic mỗi ngày cho đến ít nhất là tuần thứ 12 của thai kỳ. Điều này giúp đảm bảo hệ thần kinh của bé được hình thành đúng cách, giảm thiểu nguy cơ bị các dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Nhiều chị em phụ nữ mới mang thai thường lầm tưởng là cần ăn cho 2 người. Thực tế là bạn không cần thiết phải ăn nhiều mới đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Lời khuyên là bạn chỉ cần:

  • Đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây và rau quả tươi
  • Tránh thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo và nhiều muối.

3. Tránh hút thuốc, uống rượu và tiêu thụ thức uống chứa caffeine khi mang thai

Nếu có thói quen hút thuốc, uống rượu và chưa thực sự từ bỏ được thói quen này, hãy:

  • Cố gắng hết sức để ngừng hút thuốc và bỏ rượu. Bởi đây là những thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế uống trà, cà phê và bất cứ thứ gì có chứa caffeine.

4. Đau thắt cơ bụng

Trong giai đoạn thai nhi 11 tuần, sau khi quan hệ, các mẹ bầu có thể bị đau thắt cơ bụng, nhưng đừng lo lắng gì cả. Hiện tượng đau thắt cơ bụng, đôi khi kèm theo đau lưng dưới, là một hiện tượng phổ biến và không gây hại trong thai kỳ.

Nếu mẹ bị đau thắt cơ bụng thì nguyên nhân có thể là:

  • Sự tăng lưu lượng máu đến các khu vực khung chậu làm co giãn cơ quan sinh dục trong quá trình quan hệ
  • Do các cơn co thắt tử cung sau khi quan hệ
  • Ngoài ra, đó còn là tâm lý sợ làm tổn thương bé khi “yêu”.

Có trường hợp cũng có thể là một sự kết hợp của cả hai yếu tố trên.

5. Mang thai 11 tuần cần thực hiện những xét nghiệm gì?

Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc “mang thai 11 tuần cần thực hiện những xét nghiệm gì?”, “thai 11 tuần 2 ngày đo độ mờ da gáy được chưa” hay “thai 11 tuần 5 ngày đo độ mờ da gáy được chưa?”.

Khi thai nhi 11 tuần cho đến trước khi kết thúc tuần thứ 14 của thai kỳ, bạn thường sẽ được chỉ định:

  • Siêu âm để đo độ mờ da gáy kết hợp với Double test hoặc NIPT
  • Trong một số trường hợp nếu kết quả sàng lọc cho kết quả bé có nguy cơ cao với các bất thường nhiễm sắc thể được khảo sát, có thể cần lấy mẫu sinh thiết để chẩn đoán dị tật bẩm sinh nhằm đề ra các biện pháp can thiệp kịp thời.

Mẹ bầu nên làm các xét nghiệm tầm soát này, nếu có một trong các yếu tố sau:

  • Gia đình bạn hoặc gia đình chồng bạn có người mắc bệnh liên quan đến Down hay các bệnh di truyền khác
  • Bạn hoặc chồng bạn mắc một bệnh nghiêm trọng có thể truyền sang em bé
  • Cả hai bạn đều đã được xác định mang một gene bị lỗi
  • Bạn mang thai khi đã trên 35 tuổi
  • Bạn đã tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc các sản phẩm gia dụng trong thời kỳ mang thai…

Tùy vào các kết quả xét nghiệm mà bác sĩ yêu cầu, mẹ có thể siêu âm bất cứ lúc nào từ giữa tuần thứ 11 đến tuần thứ 20. Do đó, bạn cần khám thai đầy đủ và đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ.

Lời khuyên của bác sĩ

  • Uống vitamin trong thai kỳ đầy đủ, đúng liều.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tránh hút thuốc, uống rượu và tiêu thụ thức uống chứa caffeine khi mang thai
  • Nắm rõ cơn đau thắt cơ bụng
  • Khám thai và làm các xét nghiệm thai kỳ đầy đủ, đúng lịch.

Những thắc mắc xoay quanh thai nhi 11 tuần

hình ảnh siêu âm thai 11 tuần

1. Dấu hiệu thai 11 tuần khỏe mạnh

Nhiều mẹ bầu lần đầu mang thai thường rất quan tâm đến các dấu hiệu thai 11 tuần khỏe mạnh là gì. Thực tế là dựa vào việc khám thai và kết quả siêu âm, các bác sĩ có thể kết luận thai nhi 11 tuần khỏe mạnh thông qua các yếu tố sau:

  • Mẹ bầu tăng cân đều, bụng bầu dần lộ rõ hơn so với các tuần thai trước
  • Chiều dài, cân nặng thai nhi đạt chuẩn
  • Thai phát triển nhanh, ngoại hình có hình dạng đặc trưng của con người,
  • Cơ thể bắt đầu phát triển bộ phận sinh dục ngoài. Bé trai sẽ hình thành dương vật, bé gái hình thành âm vật và môi lớn.

2. Thai 11 tuần đã bám chắc chưa, nằm ở vị trí nào? 

“Thai 11 tuần đã bám chắc chưa, nằm ở vị trí nào?” là thắc mắc chung của không ít mẹ bầu. Thực tế là thai nhi 11 tuần đã “cư trú ổn định” trong niêm mạc tử cung và được túi ối bảo vệ. Vị trí của thai nhi 11 tuần có thể nằm dưới rốn, nằm ở giữa hoặc lệch sang bên trái hay bên dưới bụng mẹ.

3. Mang thai 11 tuần bụng to chưa? 

“Mang thai 11 tuần bụng to chưa?” câu trả lời là có thể bạn đã hơi ra dáng một bà bầu khi mang thai được 11 tuần. Lúc này, kích thước tử cung có thể tương đương với một quả bưởi nhỏ.

Ở thời điểm này, một số mẹ bầu có thể cảm thấy hơi cấn bụng khi ngồi xuống và mệt mỏi hơn vào cuối ngày. Nếu soi gương, mẹ sẽ thấy vòng bụng to lên, vùng da quanh rốn có thể trở nên sẫm màu hơn.

Do đó, hãy ưu tiên những bộ trang phục rộng rãi để luôn cảm thấy thoải mái mẹ nhé.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về sự phát triển của thai nhi 11 tuần tuổi, từ đó có kế hoạch chăm sóc thai kỳ thật tốt. Ngoài ra, mẹ bầu đừng quên gia nhập cộng đồng Mang thai để chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ hữu ích.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Week-by-week guide to pregnancy

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/1st-trimester/week-11/#anchor-tabs Ngày truy cập: 26/9/2024

Pregnancy at week 11

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/pregnancy-at-week-11 Ngày truy cập: 26/9/2024

Pregnancy week 11

https://www.nct.org.uk/pregnancy/your-pregnancy-week-week/first-trimester/pregnancy-week-11 Ngày truy cập: 26/9/2024

Pregnancy calendar week 11

http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/pregnancy_calendar/week11.html Ngày truy cập: 26/9/2024

Poppy seed to pumpkin: How big is your baby?

http://www.babycenter.com/slideshow-baby-size. Ngày truy cập: 26/9/2024

Your pregnancy: 11 weeks

http://www.babycenter.com/6_your-pregnancy-11-weeks_1101.bc Ngày truy cập: 26/9/2024

Phiên bản hiện tại

22/10/2024

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Thai nhi 14 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và những thay đổi ở mẹ bầu

Thai nhi 13 tuần kích thước bao nhiêu, cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 22/10/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo