backup og meta

Có thai thì to bụng trên hay bụng dưới? Tiết lộ 5 bí quyết chuẩn xác nhìn bụng biết có bầu hay không

Có thai thì to bụng trên hay bụng dưới? Tiết lộ 5 bí quyết chuẩn xác nhìn bụng biết có bầu hay không

Có rất nhiều dấu hiệu khác nhau để nhận biết phụ nữ có đang mang thai hay không. Một trong số đó là quan sát thay đổi về kích thước và hình dạng ở vùng bụng. Vậy có thai thì to bụng trên hay bụng dưới? Bụng cứng có phải mang thai không?

Hiểu rõ về sự phát triển của bụng bầu không chỉ giải đáp những tò mò thường gặp mà còn giúp các mẹ bầu có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe tốt nhất trong suốt hành trình mang thai. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những cách nhìn bụng xác định có bầu hay không trong bài viết sau nhé.

Có thai thì to bụng trên hay bụng dưới? Tiết lộ 5 bí quyết nhìn bụng biết có bầu hay không

Nếu đang thắc mắc đặc điểm nào giúp nhìn bụng biết có thai, bạn có thể tham khảo 5 dấu hiệu điển hình ngay sau đây:

1. Bụng mang thai cứng, chắc và tròn hơn bụng mỡ

  • Nhiều chị em thắc mắc bụng cứng có phải mang thai không. Khi mang thai, bụng thường có cảm giác tròn và săn chắc hơn nhờ sự phát triển của thai nhi. Đặc điểm này có thể nhận thấy ngay từ cuối tam cá nguyệt đầu tiên.
  • Điều này trái ngược với bụng mỡ, thường mềm, nhão và chảy xệ. 

2. Xuất hiện vết rạn ở phần chân bụng

  • Những vết rạn thường xuất hiện ở chân bụng khi mang thai do sự giãn nở nhanh chóng của da. Đây là dấu hiệu khá phổ biến và thường không xuất hiện ở bụng do béo mỡ, giúp dễ dàng phân biệt bụng mang thai.
  • Những vết rạn có thể xuất hiện rất sớm hoặc rất trễ trong thai kỳ. Thậm chí, có trường hợp các mẹ bầu trong suốt thai kỳ không bị rạn da nhưng sau sinh thì lại xuất hiện tình trạng này.

cách nhìn bụng biết có thai

3. Xuất hiện đường sọc nâu dọc phần bụng

  • Bụng của phụ nữ mang thai thường xuất hiện một đường thẳng màu nâu sẫm chạy dọc trên bụng qua rốn. Đây là đường sọc nâu, hay còn gọi là linea nigra. Khoảng 80% phụ nữ mang thai sẽ có đường linea nigra.
  • Đường này có thể xuất hiện từ tam cá nguyệt đầu tiên, rồi đậm màu hơn theo sự thay đổi hormone. Nó thường nhạt dần sau sinh.

dấu hiệu nhìn bụng biết có thai

4. Những thay đổi ở rốn

  • Một số mẹ bầu có thể nhận thấy rốn của mình lồi ra ngoài do tử cung mở rộng và gây áp lực lên thành bụng
  • Hiện tượng này thường xảy ra khá muộn, vào tuần 26 của thai kỳ hoặc muộn hơn, trong tam cá nguyệt thứ ba.

5. Bụng ngày càng to lên sau 3 tháng đầu thai kỳ

Khi mang thai, bụng của mẹ bầu dần to lên do sự phát triển của thai nhi và lượng nước ối thay đổi:

  • Tam cá nguyệt đầu tiên: Bụng hầu như chưa có sự thay đổi lớn, thai nhi còn nhỏ và tử cung chưa mở rộng nhiều. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể gặp phải những thay đổi khác trên cơ thể ở da và ngực hoặc cảm thấy đầy hơi, chướng bụng do thay đổi nội tiết tố.
  • Tam cá nguyệt thứ hai: Từ cuối tam cá nguyệt đầu tiên và đầu tam cá nguyệt thứ hai, bụng của mẹ sẽ bắt đầu “lộ” rõ hơn khi tử cung mở rộng đáng kể. Điều này thường bắt đầu từ tuần 12 đến 16 và có thể khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Những người đã từng sinh con hoặc có chiều cao và cân nặng thấp có thể thấy bụng bầu xuất hiện sớm hơn.
  • Tam cá nguyệt thứ ba: Bụng mẹ đã phát triển rõ ràng và có thể mang hình dạng khác nhau tùy vào vóc dáng, cơ địa, hoặc vị trí của thai nhi. Đặc biệt, vào những tuần cuối, bụng bầu có thể tụt xuống khi em bé chuẩn bị chào đời.
Hình dáng bụng bầu khi mang thai là rất đa dạng, không có tiêu chuẩn chung cho mọi trường hợp. Việc có thai thì to bụng trên hay bụng dưới hay có thai bụng to ở phần nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa người mẹ, vị trí làm tổ của thai nhi, độ săn chắc của cơ bụng, số lần mang thai trước đó… Mỗi người mẹ sẽ có một hình dáng bụng khác nhau và sự thay đổi này hoàn toàn tự nhiên.
Mặc dù những thay đổi ở bụng có thể gợi ý về việc mang thai, nhưng chúng không phải là dấu hiệu chắc chắn. Nếu nghĩ rằng mình có khả năng có bầu, mẹ nên sử dụng que thử thai hoặc đến các cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm kiểm tra.

Những yếu tố ảnh hưởng đến hình dáng bụng bầu

Có thai thì to bụng trên hay bụng dưới phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Vì sao có sự khác biệt khi phụ nữ có thai thì to bụng trên hay bụng dưới? Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến hình dáng bụng bầu bao gồm:

Vị trí làm tổ của thai nhi trong tử cung

Có bầu bụng to ở đâu tùy thuộc vào vị trí mà trứng được thụ tinh bám vào trong tử cung. Nếu thai nhi làm tổ cao trong tử cung, bụng bầu có thể phát triển nhiều ở vùng bụng trên; ngược lại, nếu thai bám vào vị trí thấp hơn, bụng bầu sẽ có xu hướng phát triển ở vùng bụng dưới.

Cấu trúc cơ thể và cân nặng của mẹ

Mẹ bầu có cân nặng hoặc lượng mỡ cơ thể cao trước khi mang thai thường có bụng bầu lớn hơn, có thể xuất hiện dạng bụng “chữ B” với hai khối tròn xếp chồng lên nhau. Trong khi đó, mẹ bầu có cân nặng bình thường sẽ có bụng bầu tròn và mượt hơn, thường là dạng “chữ D.”

Ngoài ra, chiều cao cơ thể, chiều dài thân trên, chiều rộng của hông và xương chậu của mẹ có thể ảnh hưởng đến hình dáng bụng bầu.

Độ săn chắc của cơ bụng

Độ săn chắc của cơ bụng ảnh hưởng trực tiếp đến việc có thai thì to bụng trên hay bụng dưới. Những mẹ bầu có cơ bụng chắc và khỏe thường có bụng bầu cao và gọn hơn, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Ngược lại, cơ bụng yếu sẽ khiến bụng bầu có xu hướng phát triển thấp hơn.

Có bầu to bụng dưới hay trên phụ thuộc số lần mang thai

Ở những người mang thai lần thứ hai trở đi, bụng bầu thường lớn hơn và nằm thấp hơn so với lần đầu. Điều này là do các cơ bụng và dây chằng đã bị kéo giãn từ lần mang thai trước, làm cho bụng bầu dễ dàng phát triển về phía trước và thấp hơn.

Tư thế và kích thước của thai nhi

Thai nhi có thể thay đổi vị trí trong bụng mẹ, ảnh hưởng đến hình dạng của bụng bầu. Nếu thai nhi nằm nghiêng hoặc xoay, bụng mẹ bầu có thể hơi lệch hoặc nhô cao ở một bên. Nếu thai nhi nằm đầu quay xuống dưới, bụng mẹ bầu thường tròn đều.

Kích thước thai nhi lớn sẽ khiến bụng mẹ bầu to hơn. Nếu mang thai đôi hoặc nhiều hơn, bụng bầu sẽ to hơn so với mang thai đơn thai. Ngoài ra, lượng nước ối cũng có thể ảnh hưởng đến kích thước và hình dạng của bụng bầu.

Có thai thì to bụng trên hay bụng dưới

Tư thế đứng và di chuyển của mẹ

Tư thế đứng và cách di chuyển của mẹ bầu cũng ảnh hưởng đến hình dáng bụng. Khi mẹ bầu đứng thẳng lưng và giữ cơ thể cân bằng, bụng bầu có thể trông cao và gọn hơn. Tuy nhiên, tư thế nghiêng hoặc hơi khom về phía trước có thể làm bụng bầu trông thấp và rộng hơn.

Mỗi mẹ bầu có một hình dáng bụng bầu khác nhau. Điều quan trọng là bạn cảm thấy thoải mái và tự tin với cơ thể của mình.
Hình dáng bụng bầu cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Miễn là bạn đi khám thai đều đặn, thai nhi phát triển tốt thì bạn không cần quá lo lắng về hình dáng bụng bầu của mình.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến hình dáng bụng bầu

1. Bụng to ở phần trên có phải là dấu hiệu của thai đôi không?

Bụng to ở phần trên không phải là dấu hiệu chắc chắn của việc mang thai đôi. 

Trong trường hợp mang thai đôi, bụng mẹ có thể to lên nhanh hơn do sự hiện diện của hai thai nhi, nhưng không nhất thiết phải tập trung ở phần trên. Cách duy nhất để xác nhận có thai đôi là thông qua siêu âm, chứ không thể chỉ dựa vào hình dáng hay vị trí bụng bầu.

2. Làm thế nào để phân biệt bụng bầu và bụng mỡ?

dấu hiệu nhìn bụng biết có thai

Phân biệt giữa bụng bầu và bụng mỡ có thể dựa vào một số đặc điểm sau:

  • Hình dáng và độ săn chắc: Bụng bầu thường tròn và cứng hơn, đặc biệt là khi thai nhi phát triển qua tam cá nguyệt đầu tiên, trong khi bụng mỡ thường mềm và dễ chảy xệ.
  • Sự phát triển theo thời gian: Bụng bầu sẽ to dần lên và rõ rệt hơn từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, còn bụng mỡ thường ít thay đổi nhanh chóng về kích thước và không có sự “phồng” cứng như bụng bầu.
  • Các dấu hiệu đi kèm: Bụng bầu có thể kèm theo những thay đổi như vết rạn, đường sọc nâu dọc bụng (linea nigra), sự thay đổi ở rốn và các dấu hiệu mang thai sớm khác. Bụng mỡ không có các dấu hiệu này.
  • Xác nhận bằng que thử thai hoặc siêu âm: Đây là cách chính xác nhất để phân biệt có thai hay không, trong khi các dấu hiệu bên ngoài chỉ mang tính tương đối.

3. Hình dáng bụng bầu thế nào là bất thường?

Hình dáng bụng bầu có thể rất đa dạng và thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, một số dấu hiệu về hình dáng bụng có thể được coi là bất thường và cần được theo dõi, bao gồm:

  • Những thay đổi đột ngột hoặc mạnh mẽ về hình dạng bụng: Bất kỳ thay đổi đột ngột hoặc đáng kể nào ở bụng mẹ cũng có thể báo hiệu một vấn đề tiềm ẩn và cần được kiểm tra.
  • Bụng bầu căng cứng quá mức, đau đột ngột kèm các triệu chứng bất thường khác: Nếu hình dạng bụng bất thường đi kèm với cảm giác căng cứng quá mức, đau bụng khó chịu kèm tình trạng nôn mửa, ra máu âm đạo hoặc áp lực vùng chậu dồn dập… mẹ bầu cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
  • Sự khác biệt giữa kích thước bụng và tuổi thai: Kích thước bụng có vẻ nhỏ hơn hoặc lớn hơn đáng kể so với dự kiến ​​dựa trên tuổi thai ước tính có thể báo hiệu vấn đề về sự phát triển của thai nhi hoặc mức nước ối và cần được chăm sóc y tế.

4. Nhìn hình dáng bụng bầu có biết được mẹ đang mang thai bé trai hay bé gái hay không?

Có thai thì to bụng trên hay bụng dưới

Hình dáng bụng bầu không thể xác định chính xác mẹ đang mang thai bé trai hay bé gái. Mặc dù có những quan niệm dân gian cho rằng bụng bầu cao và tròn thì là bé gái, còn bụng thấp và nhọn thì là bé trai, nhưng điều này hoàn toàn không có căn cứ khoa học.

Cách đáng tin cậy để biết giới tính thai nhi là qua các phương pháp y khoa như siêu âm hoặc xét nghiệm ADN khi được bác sĩ chỉ định.

Kết luận

Mẹ có thai thì to bụng trên hay bụng dưới, hình dáng bụng bầu như thế nào chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm riêng của mẹ và thai nhi. Mỗi phụ nữ sẽ có trải nghiệm mang thai khác biệt, không có hình dáng bụng bầu nào có thể phản ánh chính xác sức khỏe hay giới tính của thai nhi

Thay vì lo lắng về những thay đổi bên ngoài, mẹ bầu nên duy trì lối sống lành mạnhkiểm tra thai định kỳ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng mang thai, hãy liên hệ và hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chuyên môn, đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.

Chuyên mục Mang thai của HelloBacsi thường xuyên đăng tải các bài viết chủ đề chăm sóc mẹ trong thai kỳ hoặc chăm sóc mẹ sau sinh. Các bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn y khoa HelloBacsi. Mời bạn ghé thăm chuyên mục hoặc tham gia cộng đồng mang thai của chúng tôi để cùng trao đổi, thảo luận, cập nhật kiến thức thai kỳ hữu ích.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Changes During Pregnancy | ACOG https://www.acog.org/womens-health/infographics/changes-during-pregnancy

Ngày truy cập: 15/11/2024

Changes in Your Body During Pregnancy: Second Trimester https://familydoctor.org/changes-in-your-body-during-pregnancy-second-trimester/

Ngày truy cập: 15/11/2024

2nd trimester pregnancy: What to expect – Mayo Clinic https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20047732

Ngày truy cập: 15/11/2024

Linea Nigra: Pregnancy Line, Causes & When Does It Go Away https://my.clevelandclinic.org/health/body/23488-linea-nigra

Ngày truy cập: 15/11/2024

Pregnancy – signs and symptoms – Better Health Channel https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-signs-and-symptoms

Ngày truy cập: 15/11/2024

Pregnant Belly: First, Second, and Third Trimesters https://www.verywellhealth.com/pregnant-belly-5116657#

Ngày truy cập: 15/11/2024

Pregnant Belly vs. Fat Belly (4 Major Differences Explained) https://www.focusonyourchild.com/pregnant-belly-vs-fat-belly/

Ngày truy cập: 15/11/2024

Phiên bản hiện tại

05/12/2024

Tác giả: Dung Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Linh Nguyễn


Bài viết liên quan

Phân biệt sự khác nhau giữa dấu hiệu sắp đến tháng và có thai

Dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh: Làm sao để nhận biết?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 5 ngày trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo