Độ dày nhau thai thông thường sẽ là 14,5 mm khi thai kỳ bước vào tuần thứ 15; 28,3 mm khi thai ở tuần 29; 36,5 mm khi thai vào tuần 36 và 39,5 mm ở tuần thứ 38,5 (tạp chí JEBMH). Trường hợp nhau thai dày hơn mức bình thường thì có thể liên quan đến bệnh tiểu đường ở mẹ, thiếu máu nặng ở mẹ, thai chậm tăng trưởng, thể dị bội, nhiễm trùng bào thai, bệnh nguyên bào nuôi, u bánh nhau…. Hiện tượng nhau thai mỏng có thể liên quan đến tình trạng thai chậm tăng trưởng, đa ối nặng.
Tình trạng canxi hóa bánh nhau sớm có ảnh hưởng đến mẹ và bé không?

Độ trưởng thành của nhau thai sẽ phải tương thích với từng cấp độ theo từng giai đoạn của thai kỳ. Khi nhau thai phát triển quá sớm sẽ xảy ra nhiều tác động tiêu cực lên cả mẹ và bé, đặc biệt là gây khó khăn đến quá trình sinh nở của mẹ.
Thai nhi từ tuần 28 đến tuần 36
Mẹ bầu mang thai từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 36 của thai kỳ gặp phải trường hợp nhau thai trưởng thành quá sớm sẽ cần được theo dõi chặt chẽ hơn. Quá trình canxi hóa ở nhau thai diễn ra trước tuần thứ 32 của thai kỳ được gọi là canxi hóa bánh nhau sớm. Tình trạng này có liên quan đến các biến chứng của thai kỳ, chẳng hạn như:
- Băng huyết sau sinh
- Nhau bong non
- Trẻ sinh non
- Trẻ có chỉ số Apgar thấp
Thai nhi từ tuần 36 trở đi
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!