Buổi khám thai ở tuần 34 sẽ tiếp tục những xét nghiệm trong buổi khám ở tuần thứ 28 và tuần thứ 31. Thêm vào đó, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ cung cấp cho mẹ thông tin về việc sinh mổ (nếu mẹ có nguy cơ) để mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất. Cụ thể là bạn sẽ được giải thích lý do về việc có nguy cơ sinh mổ, quy trình diễn ra như thế nào, rủi ro và lợi ích cũng như tác động của sinh mổ đến việc mang thai và sinh nở trong tương lai.
Tuần thứ 36
Buổi khám thai tuần thứ 36 sẽ là buổi chia sẻ và cung cấp thông tin, mẹ bầu sẽ được nữ hộ sinh hoặc bác sĩ cung cấp thông tin về việc:
- Xét nghiệm khung chậu
- Nuôi con bằng sữa mẹ
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh
- Bổ sung vitamin K và thực hiện xét nghiệm sàng lọc cho trẻ sơ sinh
- Sức khỏe của mẹ sau khi bé chào đời
- Trầm cảm sau khi sinh.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng được:
- Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, đo bề cao tử cung để đánh giá tuổi thai
- Siêu âm kiểm tra vị trí của bé
- Xét nghiệm protein trong nước tiểu
- Hướng dẫn mẹ cách xoay ngôi thai tự nhiên nếu ngôi thai tư thế ngôi mông.
Tuần thứ 38
Trong buổi khám thai này, mẹ bầu sẽ được cung cấp những thông tin về cách nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Ngoài ra, mẹ cũng được trang bị kiến thức để chuẩn bị cho trường hợp thai kỳ kéo dài hơn 41 tuần.
Tuần thứ 40
Đây là buổi khám thai mẹ không nên bỏ qua dù là lần mang thai thứ mấy. Nếu chưa có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ sẽ được phổ biến những cách giúp kích thích chuyển dạ. Đây chỉ là phổ biến trước, không khuyến khích mẹ bầu thực hiện nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Tuần thứ 41
Nếu thai kỳ đã bước sang tuần thứ 41 nhưng mẹ vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ yêu cầu làm kiểm tra nước ối và khám sức khỏe của mẹ. Khi có kết quả, bác sĩ sẽ quyết định việc nên tiếp tục chờ đợi hoặc thực hiện tác động thúc đẩy quá trình sinh nở.
Tuần thứ 42
Nếu thai kỳ đã qua mốc 41 tuần, chạm mốc 42 tuần mà mẹ vẫn chưa sinh bé thì bác sĩ sẽ tiến hành tăng cường theo dõi thai nhi và sức khỏe của người mẹ.
Mẹ bầu nên làm gì trong 3 tháng cuối thai kỳ?

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, điều quan trọng là mẹ bầu cần phải giữ cho mình một tinh thần thoải mái để chào đón bé yêu. Ngoài ra, mẹ hãy thực hiện những điều sau để có sự chuẩn bị đầy đủ nhất:
- Theo dõi cử động của thai nhi
- Ghi nhớ và tuân thủ đầy đủ lịch khám thai
- Tham gia những lớp học trang bị kiến thức cho mẹ bầu
- Chuẩn bị kế hoạch nuôi con bằng sữa mẹ
- Chọn bệnh viện sinh, bác sĩ, nữ hộ sinh đáng tin cậy để đỡ sinh
- Chuẩn bị nơi ở cho mẹ và bé sau sinh sạch sẽ, chu đáo.
- Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh đầy đủ
Một điều mẹ bầu cần lưu ý chính là nên chuẩn bị giỏ đồ đi sinh từ sớm, tốt nhất là hoàn thành việc này 1 tháng trước ngày dự sinh. Bạn có thể lên danh sách các vật dụng cần thiết và bắt đầu mua sắm ngay từ tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Điều này sẽ giúp bạn không bị lúng túng khi chuyển dạ bất ngờ. Hiện nay, một số cửa hàng mẹ và bé còn gợi ý sẵn combo dự sinh đầy đủ và tiện lợi, giúp bạn đỡ phải “đau đầu” lên danh sách các vật dụng cần mua sắm. Bạn có thể tham khảo các combo này để đảm bảo trang bị đủ đồ dùng cần thiết cho quá trình sinh nở và nuôi con nhé.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!