Có hai nguyên nhân chính gây nên tình trạng này:
- Trong thời gian mang thai, các khớp xương chậu bắt đầu nới lỏng để bé đi ra khỏi cơ thể mẹ dễ dàng hơn trong quá trình chuyển dạ.
- Bụng của mẹ sẽ trở nên quá khổ, khiến khả năng giữ thăng bằng bị giảm nghiêm trọng. Điều này khiến mẹ sẽ có xu hướng đẩy vai ra sau, ngửa cổ ra, đẩy bụng về phía trước để giữ thăng bằng. Kết quả là phần lưng dưới phải uốn cong nhiều, cơ bắp sau lưng cũng căng ra và chịu nhiều đau đớn, từ đó dẫn tới những cơn đau lưng.
2. Thai nhi 18 tuần tuổi và những điều mẹ cần lưu ý
Đôi khi, cơn thèm ăn khi mang bầu 18 tuần sẽ khiến mẹ ăn nhiều món ăn cay và nóng. Tuy nhiên, hãy hạn chế vì bạn sẽ có nguy cơ cao bị ợ nóng nếu ăn quá nhiều bởi khi mang thai, hệ tiêu hóa của mẹ sẽ kém hiệu quả hơn.
Ợ nóng khi mang thai sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu hoặc thậm chí là đau đớn. Mẹ có thể làm dịu cơn thèm ăn bằng những món ăn vặt cho bà bầu vừa bổ dưỡng lại ngon miệng.
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 18 tuần

1. Mẹ bầu 18 tuần nên trao đổi gì với bác sĩ?
Thai nhi 18 tuần tuổi là lúc tầm nhìn của mẹ có thể bị hạn chế. Hormone thai kỳ chính là nguyên nhân của hiện tượng này.
Hiện tượng khô mắt xảy ra khi hormone có vai trò kích thích sản xuất nước mắt trong cơ thể mẹ bị sụt giảm. Vì vậy, dịch trong mắt mẹ sẽ tăng lên, khiến tròng mắt của mẹ bị thay đổi và kết quả là mẹ có thể bị cận hoặc viễn thị. Đừng quá lo! Tầm nhìn của mẹ sẽ trở lại rõ ràng và đôi mắt của mẹ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.
Nếu cảm thấy thị lực bị mờ đi hoặc thường thấy những đốm hoặc hạt nổi, nhìn nhòe một thành hai trong hơn hai hoặc ba giờ, hãy đi khám ngay. Bị nổ đom đóm mắt sau khi đứng trong một khoảng thời gian hoặc sau khi bất chợt đứng dậy là những hiện tượng khá phổ biến và không có gì phải lo lắng, dù vậy mẹ cũng nên báo lại cho bác sĩ vào lần khám tiếp theo.
2. Những xét nghiệm nào mẹ bầu 18 tuần cần biết?
Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ và cách khám của bác sĩ, mẹ sẽ được thực hiện các kiểm tra và xét nghiệm sau đây:
Trong lần khám thai này, bạn có thể nói với bác sĩ về các triệu chứng trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường. Nêu ra những câu hỏi hoặc vấn đề mẹ muốn thảo luận khi thai nhi 18 tuần tuổi.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 18
1. Chất độc hại trong hải sản
Mẹ vẫn có thể ăn cá và các loại hải sản khác một cách điều độ. Hải sản là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhưng loại thực phẩm này cũng có thể chứa các chất độc hại bao gồm methyl thủy ngân và cả dioxin, PCBs (thường được sử dụng làm chất làm lạnh) cùng thuốc trừ sâu ở hàm lượng thấp. Khi ăn phải một lượng các chất độc hại quá cao, sự phát triển sau này của thai nhi 18 tuần tuổi có thể bị ảnh hưởng.
Mặc dù vậy, không có lý do nào để cấm hoặc không ăn thủy sản. Tuy nhiên, mẹ cũng nên tránh ăn những loài cá lớn chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá thu, cá kiếm và cá kình.
2. Kiệt sức khi mang thai tuần 18
Nếu cảm thấy khó thở hoặc kiệt sức khi đang chạy bộ hoặc làm việc nhà, hãy lập tức dừng những hoạt động này lại. Nghỉ ngơi một lúc trong khi làm việc hoặc tập thể dục để tránh quá mệt mỏi.
3. Làm dịu cơn đau lưng khi mang thai tuần 18
- Tránh ngồi lâu hơn một giờ mà không đi lại hay nghỉ ngơi, thư giãn khớp và cơ. Tốt nhất nên vận động sau khi ngồi yên một chỗ trong khoảng nửa giờ để tránh tình trạng đau lưng
- Tránh đứng quá lâu. Nếu công việc bắt buộc mẹ phải đứng một chỗ, hãy sử dụng một chiếc ghế thấp để kê một chân lên nhằm giảm áp lực lên vùng lưng. Nếu phải đứng trên nền bếp lạnh để rửa chén hay nấu ăn, hãy đứng trên thảm dày và êm để giảm bớt lực cơ thể lên lưng.
- Tránh nâng vật nặng. Nếu bắt buộc phải làm, hãy thực hiện thật chậm rãi. Mẹ nên đứng hai chân rộng bằng vai để giữ thăng bằng thật tốt, sau đó khuỵu gối xuống thay vì gập người để lấy vật nặng lên. Mẹ nên dùng lực từ tay và chân chứ không phải từ lưng. Nếu mẹ phải xách túi mua sắm nặng, hãy chia một túi làm hai và xách ở hai bên tay.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được thai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!