backup og meta

Thai nhi 32 tuần phát triển thế nào? Bí quyết để mẹ khỏe, bé phát triển tốt

Thai nhi 32 tuần phát triển thế nào? Bí quyết để mẹ khỏe, bé phát triển tốt

Thai nhi 32 tuần có cân nặng tăng gấp đôi trong 4 tuần vừa qua. Từ giờ trở đi, cân nặng của bé sẽ phát triển nhanh hơn chiều dài. Mời các mẹ bầu đọc thêm bài viết sau của Hello Bacsi để nắm rõ hơn những thay đổi và lưu ý cần biết của tuần thai này nhé!

Thai 32 tuần phát triển như thế nào?

1. Cân nặng của thai nhi 32 tuần tuổi

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu? Thai 32 tuần là lúc thai kỳ của bạn đã bước sang tháng thứ 8. Lúc này, bé đã có kích thước tương đương với một bó măng tây.

  • Cân nặng khoảng 1,635 – 2,187 kg
  • Chiều dài khoảng 42,4 cm tính từ đầu đến gót chân.

Các chỉ số thai nhi 32 tuần mà mẹ bầu cần quan tâm:

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 73 – 88mm
  • Chu vi vòng đầu thai 32 tuần (HC): 273 – 318mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 249 – 308mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 55 – 66mm.

Sự phát triển của thai nhi 32 tuần

2. Thai 32 tuần phát triển như thế nào?

Ở thời điểm này của thai kỳ,

  • Các cơ quan của bé đã được hình thành đầy đủ, ngoại trừ phổi.
  • Bé cưng trở nên bận rộn với việc rèn luyện các động tác như mút, thở và nuốt để chuẩn bị cho việc hô hấp khi chào đời.
  • Những đường nét cuối cùng của bé nay đã được hoàn thành. Lông mi, lông mày và tóc trên đầu bé trở nên rõ ràng.
  • Em bé vẫn đang tích mỡ bên dưới da nên trông sẽ bụ bẫm hơn.
  • Lông tơ bao phủ cơ thể bé dần rụng xuống. Tuy nhiên, một số lông tơ có thể vẫn còn trên vai và lưng của bé khi được sinh ra.
  • Thai nhi có chu kỳ ngủ và thức giấc tương đối ổn định, giống với chu kỳ ngủ và thức của trẻ sơ sinh.

Nếu mẹ chuyển dạ sinh non, thai nhi khi được 32 tuần tuổi đã có thể sống sót bên ngoài tử cung với điều kiện con được chăm sóc đúng cách.

hình ảnh siêu âm thai nhi 32 tuần

Sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi

  • Cân nặng: 1,635 – 2,187 kg
  • Chiều dài: 42,4 cm tính từ đầu đến gót chân
  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 73 – 88mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 273 – 318mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 249 – 308mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 55 – 66mm
  • Các cơ quan của bé đã được hình thành đầy đủ, ngoại trừ phổi
  • Bé cưng đang rèn luyện các động tác như mút, thở và nuốt để chuẩn bị chào đời
  • Lông mi, lông mày và tóc trên đầu bé trở nên rõ ràng hơn
  • Em bé vẫn đang tích mỡ bên dưới da nên trông sẽ bụ bẫm hơn
  • Lông tơ bao phủ cơ thể bé dần rụng xuống
  • Thai nhi có chu kỳ ngủ và thức giấc tương đối ổn định.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 32

1. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Một số triệu chứng mà mẹ bầu tuần 32 có thể gặp phải bao gồm:

  • Khó thở: Triệu chứng này là do tử cung được đẩy lên gần cơ hoành, chèn ép phổi và bé chiếm nhiều không gian hơn trong tử cung.
  • Táo bón: Việc tử cung đang phát triển chèn ép lên hệ tiêu hóa làm chúng hoạt động chậm lại, nhu động ruột hoạt động kém trơn tru khiến mẹ bầu dễ bị táo bón, thậm chí có thể dẫn đến bị trĩ khi mang thai.
  • Ngứa da: Việc tử cung không ngừng to ra khiến da bụng bị kéo giãn, căng ra, dẫn đến cảm giác khô, ngứa, rạn da, đặc biệt là vùng bụng, hông, đùi.
  • Đau lưng: Nhiều mẹ bầu có thể đã trải nghiệm cảm giác này từ những tuần trước của thai kỳ.
  • Đau háng: Tình trạng này xảy ra khi mẹ đi, đứng, ngồi, nằm trong thời gian dài, đứng dậy khỏi một chiếc ghế thấp hoặc bồn tắm, cúi người hoặc nâng đồ vật.

Những vấn đề sức khỏe mẹ bầu 32 tuần có thể gặp phải:

  • Khó thở do bị tử cung chèn ép phổi
  • Táo bón do tử cung chèn ép lên hệ tiêu hóa
  • Ngứa da do da bị kéo căng và giãn ra
  • Đau lưng kéo dài
  • Đau háng xảy ra khi thay đổi tư thế.

2. Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai 32 tuần?

Nguy cơ sinh non vẫn còn tiếp tục diễn ra trong tháng này của thai kỳ. Hãy chú ý về các dấu hiệu cảnh báo sinh non sau:

  • Co thắt tử cung có thể không đau nhưng cho cảm giác như bị thắt chặt trong bụng, mót rặn.
  • Đau lưng hoặc cảm giác nặng nề trong xương chậu dưới và đùi trên.
  • Dịch tiết âm đạo có đốm hoặc thai 32 tuần bị ra máu hồng, chất lỏng chảy rỉ ra từ âm đạo hoặc tiết dịch đặc và nhuốm máu.
  • Chảy máu âm đạo và kèm theo đó là chuột rút bụng hoặc đau bụng.
Nếu mẹ nhận thấy mình bị nhiều hơn 6 cơn co thắt trong một giờ và mỗi cơn kéo dài ít nhất 45 giây, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay cả khi các cơn co thắt không gây đau.

Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu mang thai 32 tuần

1. Thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì?

Sau tuần thứ 32, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ đến khám thai mỗi tuần để theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Bác sĩ có thể:

  • Đo cân nặng và kiểm tra huyết áp của mẹ
  • Đo lượng đạm và đường trong nước tiểu của mẹ
  • Đo nhịp tim của thai nhi thông qua phương pháp siêu âm thường hoặc siêu âm doppler thai 32 tuần
  • Kiểm tra tình trạng giãn tĩnh mạch chân, phù tay và chân ở mẹ
  • Xem xét các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là triệu chứng không bình thường.

2. Những điều mẹ nên làm để thai nhi phát triển khỏe mạnh

Để thai phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu hãy tuân thủ các điều sau:

  • Tập yoga: Áp dụng các động tác yoga cho bà bầu giúp mẹ hít thở, làm dịu tâm trí và thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần trong suốt thai kỳ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có bài tập phù hợp.
  • Ăn lành mạnh và chia nhiều bữa nhỏ: Hãy chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên hơn. Lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, chẳng hạn như ăn các loại hạt tốt cho bà bầu để khỏa lấp cơn đói.
  • Ngủ tựa lưng lên gối: Nếu cảm giác khó chịu khiến mẹ khó ngủ thì mẹ có thể dùng một chiếc gối để tựa lưng lên.
  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên: Để giảm triệu chứng ngứa và ngăn ngừa rạn da, mẹ bầu có thể dùng một số loại dầu/kem dưỡng ẩm da lành tính, dành riêng cho phụ nữ mang thai.

tập thẻ dục khi mang thai 32 tuần

Câu hỏi liên quan đến tuần thai thứ 32

1. Tư thế nằm của thai nhi 32 tuần

Tư thế nằm của thai nhi 32 tuần thường là tư thế đầu xuống (tư thế sinh lý) hoặc tư thế ngang. Tuy nhiên, một số thai nhi có thể vẫn nằm ở tư thế mông xuống (tư thế ngược).

Tư thế nằm của thai nhi có thể ảnh hưởng đến sự thoải mái của mẹ, nhưng đa số thai nhi sẽ có tư thế thuận lợi khi đến gần ngày sinh.

2. Chiều dài xương mũi thai nhi 32 tuần

Chiều dài xương mũi thai nhi 32 tuần thường dao động từ 5 đến 7 mm. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của thai nhi, đặc biệt trong các xét nghiệm sàng lọc trước sinh.

3. Thai 32 tuần đã quay đầu chưa?

Thai 32 tuần ngôi đầu là sao? Theo các chuyên gia từ tuần thứ 32 – 38, thai nhi có thể sẽ di chuyển vào ngôi thai thuận (đầu hướng xuống dưới) để chuẩn bị cho sự chào đời.

Ước tính có khoảng dưới 5% thai nhi không vào ngôi thai thuận khi mẹ bầu mang thai đủ tháng hoặc nhiều trường hợp em bé có thể quay đầu liên tục, không cố định ngôi dù ở những tuần thai cuối.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng vì nhiều em bé sẽ chỉ quay đầu vào ngôi thai thuận trước thời điểm mẹ chuyển dạ sinh con.

4. Thai 32 tuần nặng 2kg có nhỏ không?

Như đã đề cập ở trên, thai nhi 32 tuần có cân nặng chuẩn nằm trong khoảng 1.635 – 2.187 kg. Vì vậy, mẹ hãy yên tâm rằng thai 32 tuần đạt 2kg là đang nằm trong chuẩn cho phép.

5. Thai 32 tuần đạp nhiều về đêm có sao không?

Việc thai nhi đạp nhiều vào ban đêm ở những tháng cuối thai kỳ là điều hoàn toàn bình thường, thậm chí đây còn là dấu hiệu cho mẹ thấy em bé đang phát triển rất tốt trong bụng mẹ và sẵn sàng cho việc chào đời.

Tuy nhiên, nếu như thai nhi có những cú đạp mạnh, liên tục hoặc bất thường thì tốt nhất mẹ cần phải đi kiểm tra sớm để được bác sĩ chẩn đoán và có cách xử trí kịp thời.

6. Thai 32 tuần gò nhiều có sao không?

Gò bụng ở tuần thứ 32 của thai kỳ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, và đôi khi là một dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy gò bụng nhiều hơn bình thường hoặc có những triệu chứng khác đi kèm, hãy thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt.

7. Thai 32 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Trong thời kỳ mang thai, việc mẹ tăng cân là điều hoàn toàn bình thường và rất cần thiết để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Trung bình, mẹ bầu ở tuần 32 có thể tăng từ 10 – 14kg.

Tuy nhiên, mức tăng có thể chênh lệch tùy vào thể trạng, chế độ dinh dưỡng, cũng như cơ địa của mẹ. Hãy thăm khám bác sĩ để biết được mức tăng cân bao nhiêu là phù hợp.

Mong rằng với những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp và chia sẻ trong bài giúp các mẹ bầu giải đáp được các thắc mắc như thai 32 tuần là mấy tháng, thai nhi 32 tuần phát triển như thế nào, mẹ bầu cần làm gì để đảm bảo thai khỏe mạnh.

[embed-health-tool-pregnancy-weight-gain]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

32 Weeks Pregnant https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-32.aspx Ngày truy cập 08/12/2023

The World Health Organization Fetal Growth Charts: A Multinational Longitudinal Study of Ultrasound Biometric Measurements and Estimated Fetal Weight https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5261648/pdf/pmed.1002220.pdf Ngày truy cập 27/11/2022

Poppy seed to pumpkin: How big is your baby? http://www.babycenter.com/slideshow-baby-size Ngày truy cập 01/12/2015

Pregnancy calendar week 32 http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/pregnancy_calendar/week32.html Ngày truy cập 01/12/2015

32 weeks pregnant https://raisingchildren.net.au/pregnancy/week-by-week/third-trimester/32-weeks Ngày truy cập 01/12/2015

32 weeks pregnant – all you need to know https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/pregnancy-week-by-week/32-weeks-pregnant-whats-happening Ngày truy cập 01/12/2015

Phiên bản hiện tại

18/10/2024

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Sự phát triển của thai nhi 35 tuần - Những thay đổi, lưu ý mẹ cần biết

Thai nhi 34 tuần: Bé phát triển thế nào, cơ thể mẹ thay đổi ra sao?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo