Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Việc bé sinh ra 1–2 tuần trước hoặc sau ngày sinh đã định là điều hết sức bình thường. Trong thực tế, phải hai tuần sau ngày sinh đã định mà bé vẫn chưa được sinh ra thì thai của mẹ mới gọi là “thai trâu”. Mẹ có thể có nhiều khả năng sinh muộn nếu:
- Ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ không chính xác, vì vậy ngày sinh bé có thể sai
- Mẹ mang thai lần đầu
- Mẹ đã có “thai trâu” trước đó
- Sinh muộn có xu hướng xảy ra trong gia đình bạn
- Thai nhi là một bé trai.
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 38 tuần
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Nếu mẹ mang thai quá lâu, mẹ vẫn phải tiếp tục đi khám bác sĩ cho tới khi sinh. Bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi sức khỏe và kiểm tra cổ tử cung của mẹ để xem nó có bắt đầu mỏng và giãn ra để chuẩn bị cho việc sinh hay chưa. Nếu thai của mẹ vẫn chưa chuyển dạ lâu hơn một tuần tính từ ngày đáng lẽ bé được sinh ra, bác sĩ có thể sẽ theo dõi nhịp tim của bé bằng một loại thiết bị theo dõi điện tử hoặc sử dụng siêu âm thai để quan sát chuyển động của bé và đo lượng nước ối của mẹ.
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?
Thai nhi 38 tuần tuổi, giai đoạn này mẹ có thể phải gặp gặp bác sĩ hàng tuần cho đến khi em bé ra đời để theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi. Đừng ngạc nhiên nếu bác sĩ thực hiện kiểm tra vùng xương chậu thường xuyên. Việc kiểm tra này có thể giúp bác sĩ xác nhận vị trí của bé: đầu trước, chân trước hoặc cuối thân trước. Hầu hết trẻ em nằm ở vị trí đầu trước. Khi ngày sinh của mẹ đến gần hơn, bác sĩ có thể sử dụng các từ ngữ chuyên môn như “độ lọt” và “ngôi thai”.
- Ngôi thai là thuật ngữ y tế chỉ phần cơ thể của bé nằm gần nhất trong vùng xương chậu.
- Độ lọt là khoảng cách từ ngôi thai đến khung xương chậu.
Trong suốt quá trình kiểm tra khung xương chậu, bác sĩ cũng có thể kiểm tra cổ tử cung của mẹ để xem nó đã mềm ra, giãn ra và mỏng đi bao nhiêu. Và thông tin này sẽ được hiển thị bằng con số và tỷ lệ phần trăm.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 38

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?
1. Chú ý đến các biến chứng thai kỳ muộn
Hiện tượng sưng, đau nhẹ ở bàn chân và mắt cá khi thai nhi 38 tuần là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu việc sưng phù quá đột ngột, lan đến tay, mặt thì mẹ cần đi khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật – một biến chứng nguy hiểm thường xuất hiện ở giai đoạn sắp sinh.
2. Cân bằng thời gian ngủ
Khi thai nhi phát triển lớn, mẹ thường dễ bị mất ngủ và khó ngủ vào đêm. Điều này một phần có thể do tâm lý hồi hộp, lo lắng khi sắp đến ngày “vượt cạn”. Do đó, lời khuyên là mẹ nên tranh thủ chợp mắt vào ban ngày để có thể nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng nhiều hơn.
3. Lựa chọn quần áo thoáng mát, thoải mái
Trong những tuần cuối thai kỳ, tác động của hormone, tăng lưu lượng máu đến da và tăng quá trình trao đổi chất có thể khiến cho mẹ dễ đổ mồ hôi hơn bình thường. Vì vậy, chị em nên ưu tiên lựa chọn quần áo rộng với chất liệu vải mỏng nhẹ nhằm đảm bảo sự khô thoáng, thoải mái và tránh được tình trạng phát ban do nóng bức.
4. Tập thể dục bổ trợ cho quá trình chuyển dạ, sinh con
Mẹ có thể lựa chọn các bài tập yoga, thiền định và các động tác Squat để tập trong giai đoạn này. Các bài tập sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ, sinh nở của mẹ diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!