6. Thai nhi 16 tuần tuổi làm được gì?
Khi mẹ cảm thấy chộn rộn trong bụng khi mang thai 16 tuần, đó có thể là lúc bé đang đá vào thành bụng của bạn đấy. Hầu hết các bà mẹ sẽ trải qua cột mốc này vào giữa tuần thứ 16 và tuần thai 20. Những cú đá đầu tiên của bé thường rất nhẹ và mẹ có thể nhầm chúng với chứng nào đó gây bất ổn trong đường tiêu hóa hoặc khó tiêu.
7. Thai nhi 16 tuần bắt đầu cảm nhận được âm thanh
Các xương nhỏ trong tai bắt đầu nằm đúng chỗ, giúp thai 16 tuần tuổi có thể bắt đầu cảm nhận được âm thanh, giọng nói của mẹ bầu. Trên thực tế, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những em bé được nghe đi nghe lại một bài hát khi còn trong bụng mẹ sẽ nhận ra cùng một giai điệu khi bài hát đó được cất lên cho con nghe sau khi bé chào đời. Vì thế, hãy lưu ý đến những bài hát ru của mình cho thai nhi tuần 16 bạn nhé.
Cơ thể mẹ bầu mang thai tuần 16 tuổi thay đổi như thế nào?

Một số tình trạng mà bạn có thể gặp phải khi mang thai tuần 16 là:
1. Khó thở khi mang thai 16 tuần
Đôi khi mẹ mang thai nhi 16 tuần sẽ cảm thấy hơi khó thở một chút. Đừng lo lắng! Khó thở là một hiện tượng hết sức bình thường và rất nhiều phụ nữ mang thai tuần 16 trải qua điều này vào tam cá nguyệt thứ hai trong quá trình phát triển của thai nhi.
Thủ phạm đáng ghét chính là hormone mang thai trong cơ thể của mẹ. Các hormone này kích thích trung tâm hô hấp, khiến cho tần số và độ sâu hơi thở của mẹ đều tăng lên. Hậu quả là mẹ có thể cảm thấy khó thở sau khi làm những việc cực kỳ nhẹ nhàng như đi tắm. Hormone thai kỳ cũng làm cho các mao mạch trong cơ thể, bao gồm cả đường hô hấp, trở nên sưng phồng; làm giãn các cơ bắp của phổi và khí quản, từ đó khiến mẹ thở khó nhọc hơn.
Một nguyên nhân khác của hiện tượng khó thở trong thai kỳ là khi thai trở nên to hơn, tử cung sẽ đẩy mạnh vào cơ hoành và chen chỗ với phổi, do đó mà phổi của mẹ sẽ khó có thể mở rộng hoàn toàn khi hít thở.
2. Đau lưng
Đau lưng cũng là một tác dụng phụ khác của hormone thai kỳ. Để giảm đau lưng, mẹ bầu 16 tuần hãy dành thời gian cho các bài tập thể dục kéo giãn, không ngồi hoặc đứng quá lâu nhằm hạn chế các cơn đau xuất hiện.
3. Ngực căng hơn
Hiện tại, ngực của bạn có thể đã tăng lên đến một vài size và sẽ bắt đầu sẵn sàng cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sau khi bé ra đời.
4. Táo bón khi mang thai 16 tuần
Táo bón là tình trạng mà mẹ bầu 16 tuần rất dễ gặp phải. Nguyên nhân đến từ việc tử cung của bạn bắt đầu chèn ép lên ruột. Để cải thiện táo bón khi mang thai, hãy cố gắng uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ.
5. Đái tháo đường thai kỳ
Nếu mẹ đi khám thai định kỳ và bác sĩ phát hiện ra là có đường trong nước tiểu của mẹ, đừng quá lo lắng! Cơ thể của mẹ có thể chỉ đang làm những điều cần thiết để đảm bảo rằng thai nhi 16 tuần tuổi nhận đủ lượng đường glucose bởi bé phụ thuộc hoàn toàn vào bạn để có được những chất dinh dưỡng cần thiết.
Vì vậy, hormone insulin sẽ điều chỉnh mức độ đường trong máu và đảm bảo rằng cơ thể mẹ nạp đủ lượng đường cần cho các tế vào trong cơ thể. Đôi khi các phản ứng kháng insulin mạnh đến nỗi lượng đường trong máu mẹ sẽ nhiều hơn mức cần thiết, lượng đường dư thừa sau đó sẽ được đổ vào nước tiểu và thải ra ngoài.
Đó chính là nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường thai kỳ trở nên rất phổ biến, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ – khi những phản ứng kháng insulin của cơ thể mẹ trở nên mạnh mẽ hơn. Tốt nhất mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ và xin được tư vấn để có thể trang bị cho mình một lượng kiến thức đầy đủ về bệnh này.
Những xét nghiệm nào mẹ bầu 16 tuần cần biết?
Giữa tuần 16 và 18 của thai kỳ, bác sĩ có thể cho mẹ thực hiện xét nghiệm để đo mức alpha-fetoprotein (AFP – một protein được sản xuất bởi bào thai) và hormone thai kỳ hCG, estriol trong máu của người mẹ. Đồng thời, bác sĩ cũng đo mức độ của một chất bổ sung được gọi là inhibin-A trong cơ thể mẹ.
Nếu mẹ đã được xét nghiệm máu hoặc siêu âm trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, kết quả của hai xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm tích hợp. Mẹ sẽ biết liệu bé con của mình có nguy cơ mắc phải các khiếm khuyết ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống hoặc bị nhiễm sắc thể bất thường, chẳng hạn như hội chứng Down hay không.
Hãy yên tâm rằng kết quả bất thường không nhất thiết đồng nghĩa với việc con mẹ có vấn đề. Tuy nhiên, sau đó mẹ sẽ phải thực hiện nhiều xét nghiệm chuyên sâu hơn để bảo đảm tình trạng sức khỏe của chính mình. Hãy trò chuyện với bác sĩ để tìm hiểu về những rủi ro và lợi thế của các xét nghiệm này nhé.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được thai nhi 16 tuần phát triển như thế nào.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!