Thông thường, trẻ trước khi sinh sẽ quay về vị trí ngôi thai thuận. Thế nhưng với thai ngôi mông thì chân và mông của bé lại nằm ở hướng đi ra trước.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Thông thường, trẻ trước khi sinh sẽ quay về vị trí ngôi thai thuận. Thế nhưng với thai ngôi mông thì chân và mông của bé lại nằm ở hướng đi ra trước.
Trong suốt quá trình mang thai, em bé sẽ thường xuyên chuyển động và thay đổi vị trí trong bụng mẹ. Đến tuần thứ 36, hầu hết trẻ sẽ quay đầu theo hướng sinh và chờ ngày được ra ngoài. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp thai chưa ở đúng vị trí. Bài viết sau sẽ đem đến các thông tin chi tiết về hiện tượng ngôi thai mông là gì cũng như những biện pháp giúp mẹ bầu sinh nở an toàn.
Thai ngôi mông (sinh ngôi ngược) là hiện tượng chân hoặc mông của thai nhi nằm dưới đáy của tử cung, thay vì phần đầu. Khoảng 3%-4% các trường hợp mang thai sẽ gặp phải thử thách ngôi thai không thuận và gây ra một số vấn đề nhất định trong quá trình sinh nở.
Một số lý do khiến tình trạng thai nhi 36 tuần ngôi mông hoặc thậm chí sau đó nữa gồm:
Thai ngôi mông gồm có 3 loại: ngôi mông hoàn toàn, ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông, ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân
Bạn có thể được thông báo tình trạng thai khi thực hiện siêu âm từ tuần 18 – 20. Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể tiến hành xoay thai. Nếu cuối thai kỳ, trẻ vẫn ở vị trí ngôi mông, bác sĩ sẽ cố xoay thai một lần nữa, nhưng việc này sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử áp dụng các phương pháp sau:
Tuy nhiên, bạn lưu ý không phải lúc nào những phương pháp trên cũng hiệu quả. Một số mẹ bầu thường thắc mắc liệu thai ngôi mông có sinh thường được không? , câu trả lời dành cho bạn vẫn là có nếu như biện pháp xoay ngôi thai thành công. Nếu vị trí đầu của thai nhi vẫn không thay đổi, bạn sẽ cần phải sinh mổ để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ lẫn bé.
Có thể bạn quan tâm: Thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu? Những điều cần biết trước sinh
Đối với thai ngôi mông không hoàn toàn (kiểu chân), bạn sẽ có nguy cơ cao bị sa dây rốn (dây rốn rơi vào đường dẫn sinh trước thai nhi). Lúc này, thai nhi có thể gây áp lực lên rốn, làm hạn chế lưu lượng máu đến bé.
Đối với những trường hợp sinh thai ngược hoàn toàn và thai ngược không hoàn toàn (kiểu mông), trẻ vẫn có thể được sinh theo cách thông thường những phải có sự trợ giúp từ các bác sĩ và nhân viên y tế có kỹ năng. Tốt nhất, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp sinh nở phù hợp nhất cho mình.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!