backup og meta

Top 12 nguyên nhân gây buồn nôn thường gặp

Top 12 nguyên nhân gây buồn nôn thường gặp

Buồn nôn (hay mắc ói) là cảm giác khó chịu mà có lẽ ai cũng đã từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Một số nguyên nhân gây buồn nôn có thể được xác định dễ dàng như  say xe, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm hoặc ốm nghén. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể bị buồn nôn, mắc ói mà không hề có lý do rõ ràng nào.

Nếu bạn buồn nôn mà chưa xác đinh được rõ nguyên nhân thì hãy tham khảo 12 lý do mà Hello Bacsi tổng hợp được xem mình có thuộc trường hợp nào không nhé.

1. Căng thẳng, lo âu

Trước khi nghĩ đến buồn nôn là bệnh gì, bạn hãy xem bản thân mình có bị căng thẳng hoặc lo âu hay không.

Khi bạn lo lắng, chức năng tiêu hóa có thể bị ngưng trệ, từ đó dẫn đến tình trạng tích tụ một số chất độc trong cơ thể. Sự tích tụ các chất độc sẽ gửi tín hiệu hóa học đến não và có thể gây ra cảm giác buồn nôn.

2. Buồn nôn do biến chứng của tiểu đường

buồn nôn là bệnh gì? nguyên nhân gây buồn nôn do bệnh tiểu đường

Việc hay bị buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì? Mắc ói đi kèm đau bụng thường là dấu hiệu của bệnh dạ dày nhưng có thể là biến chứng bệnh đái tháo đường tuýp 1.

Bình thường, các tế bào trong cơ thể sử dụng trực tiếp đường glucose để tạo thành năng lượng. Đường glucose được chuyển hóa từ thức ăn rồi  chuyển vào máu. Muốn tế bào sử dụng được, chúng cần hormone insulin để đưa glucose từ máu vào tế bào.

Khi bạn bị tiểu đường tuýp 1, cơ thể không tạo ra đủ insulin, các tế bào không lấy được đường từ máu nên bị đói năng lượng. Chúng buộc phải ly giải chất béo để lấy năng lượng. Quá trình này tạo ra sản phẩm phụ là ceton, gây nên chứng nhiễm toan ceton với triệu chứng buồn nôn (mắc ói) khó chịu.

Tình trạng nhiễm toan ceton có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong, cần xử trí nhanh. Bạn cần đi viện ngay nếu có bất kì triệu chứng nào nghi ngờ nhiễm toan ceton.

3. Buồn nôn có thể là dấu hiệu của bệnh suy thượng thận

Suy thượng thận là tình trạng tuyến thượng thận bị suy giảm hoạt động, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây có thể là nguyên nhân gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sụt cân và về lâu dài là tụt huyết áp.

Những đối tượng gặp phải các triệu chứng trên cần đi khám ngay lập tức vì bệnh lý này có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

4. Buồn nôn: Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim

Hay bị buồn nôn là bệnh gì? Lời khuyên là trong nhiều trường hợp, bạn nên cẩn thận khi thấy bị buồn nôn hoặc khó chịu trong bụng vì đây có thể là triệu chứng của nhồi máu cơ tim. Vì vậy, nếu hay bị buồn nôn mà không rõ lý do, bạn hãy cân nhắc đến việc đi kiểm tra bệnh tim mạch, ngay cả khi không bị đau ngực.

5. Trào ngược dạ dày thực quản gây buồn nôn

Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguyên nhân gây buồn nôn là gì thì hãy lưu ý đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Như chúng ta đã biết, ợ nóng là dấu hiệu điển hình của trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, bệnh có thể gây ra những cơn đau dữ dội ở ngực hoặc bụng. Một số người cũng gặp phải triệu chứng buồn nôn.

6. Liệt dạ dày

Liệt dạ dày có thể là nguyên nhân gây buồn nôn

Nhiều người băn khoăn rằng hay mắc ói là bị gì? Theo các chuyên gia, việc hay bị buồn nôn khó chịu đôi khi là dấu hiệu cảnh báo tình trạng liệt dạ dày.

Bệnh liệt dạ dày sẽ làm chậm hoặc ngừng hẳn quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột non. Chính lượng thức ăn không được tiêu hóa là nguyên nhân gây buồn nôn (mắc ói).

7. Buồn nôn vì hội chứng ngộ độc cần sa

Theo một số chuyên gia y khoa, bạn có thể phải nhập viện vì tình trạng nôn khan nghiêm trọng đến mức làm rách thực quản sau khi hút cần sa. Việc tránh xa chất gây nghiện này sẽ giải quyết được nhiều triệu chứng ở hầu hết các bệnh nhân.

8. Mắc hội chứng nôn ói chu kỳ

Hay buồn nôn là bệnh gì hoặc hay bị buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì? Câu trả lời là bạn có thể bị hội chứng nôn ói chu kỳ.

Hội chứng đáng sợ này phổ biến hơn ở trẻ em nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Bệnh nhân có những cơn buồn nôn và nôn đột ngột, dữ dội và lặp đi lặp lại mà không có lý do rõ ràng. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày.

9. Buồn nôn khi ngất do phản xạ thần kinh

Nếu bạn trở nên xanh xao, hay buồn nôn (mắc ói) và ngất xỉu khi nhìn thấy máu, bị đau, lo lắng, đứng lâu, khó khăn khi đi vệ sinh… thì rất có thể là do phản xạ thần kinh gây ra. Những tình trạng này đều có thể làm giảm nhịp tim và huyết áp đột ngột, từ đó dễ khiến bạn bị ngất.

Trước khi ngất xỉu, bạn có thể cảm thấy chóng mặt, buồn nôn và tăng nhịp tim. Các triệu chứng khác bao gồm đổ mồ hôi, ù tai hoặc mờ mắt.

10. Buồn nôn vì tác dụng phụ của thuốc

Hay buồn nôn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang chịu tác dụng phụ của thuốc.

Nhiều loại thuốc như bisphosphonates dùng cho bệnh loãng xương, thuốc điều trị đái tháo đường, thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm và thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây buồn nôn. Đặc biệt, ngay cả những thuốc giảm đau thông thường như aspirin, ibuprofen và naproxen cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây ra các triệu chứng như buồn nôn khó chịu, loét niêm mạc dạ dày và chảy máu.

Bạn cần trao đổi với bác sĩ nếu hay bị buồn nôn (mắc ói) khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

11. Buồn nôn do nuốt phải dị vật

Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn đôi khi cũng vô tình nuốt phải xương cá hoặc một dị vật nào đó lẫn trong thức ăn, đồ uống. Việc dị vật mắc kẹt trong thực quản, dạ dày có thể là nguyên nhân gây buồn nôn, nôn và đau bụng.

12. Bệnh về túi mật

Đột ngột đau bụng trên bên phải sau khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ là một triệu chứng điển hình của chứng viêm túi mật. Cơn đau thường xảy ra khi các viên sỏi trong túi mật chặn ống dẫn mật. Đôi khi, những người có vấn đề túi mật chỉ biểu hiện một triệu chứng duy nhất là buồn nôn (mắc ói) mà thôi. Do đó, nếu nghi ngờ, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhé!

Những nguyên nhân gây buồn nôn kể trên đều có thể gây những cơn mắc ói và ói đột ngột, khiến bạn bất ngờ và vô cùng khó chịu. Nếu bạn thấy mình thường buồn nôn (hay bị mắc ói) dù không say xe, cảm cúm hay uống rượu bia thì hãy đi khám ngay nhé!

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nausea and vomiting https://www.mayoclinic.org/symptoms/nausea/basics/causes/sym-20050736 Ngày truy cập 31/12/2021

What Causes Chronic Nausea? https://stanfordhealthcare.org/medical-conditions/digestion-and-metabolic-health/chronic-nausea/causes.html Ngày truy cập 31/12/2021

Nausea & Vomiting https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/8106-nausea–vomiting Ngày truy cập 31/12/2021

Feeling sick (nausea) https://www.nhs.uk/conditions/feeling-sick-nausea/ Ngày truy cập 21/03/2023

Nausea https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/nausea Ngày truy cập 21/03/2023

Nausea https://www.healthdirect.gov.au/nausea Ngày truy cập 21/03/2023

Nausea: a review of pathophysiology and therapeutics https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4699282/ Ngày truy cập 21/03/2023

Nausea and vomiting https://medlineplus.gov/nauseaandvomiting.html Ngày truy cập 21/03/2023

Phiên bản hiện tại

28/11/2023

Tác giả: Thanh Tùng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?

10 Cách bảo vệ mắt khi dùng máy tính nhiều bạn cần biết


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thanh Tùng · Ngày cập nhật: 28/11/2023

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo