Việc tai chảy dịch hoặc mủ là một triệu chứng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Dịch có thể lỏng, đặc và thường có thể liên quan đến tình trạng đau tai, sốt, chóng mặt, ù tai, nghe kém…
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Việc tai chảy dịch hoặc mủ là một triệu chứng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Dịch có thể lỏng, đặc và thường có thể liên quan đến tình trạng đau tai, sốt, chóng mặt, ù tai, nghe kém…
Vậy đâu là nguyên nhân gây chảy dịch tai? Chảy dịch tai có nguy hiểm không? Khi nào cần phải khám để được điều trị đúng cách? Trong bài viết sau, Hello Bacsi tổng hợp những thông tin xoay quanh tình trạng này để bạn tìm hiểu!
Tai chảy nước hay tai chảy dịch là tình trạng dịch (có thể là nước, máu hoặc dịch đặc và trắng như mủ) chảy ra từ tai. Một số dạng chảy dịch tai như:
Theo các chuyên gia sức khỏe, việc lỗ tai bị chảy nước thường đi kèm các triệu chứng liên quan như:
Tai chảy dịch, khi nào nên đi khám? Theo các chuyên gia sức khỏe, nên đi khám nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu sau đây:
Khi nhận thấy một trong những triệu chứng này hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đi khám để tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân tai chảy dịch là gì hay lỗ tai bị chảy nước là do đâu? Theo các chuyên gia sức khỏe, nguyên nhân gây chảy dịch tai có thể bao gồm:
Các nguyên nhân được đề cập ở trên là một số nguyên nhân phổ biến gây chảy dịch tai. Tham khảo ý kiến bác sĩ để chẩn đoán chính xác.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Tai bị chảy nước được điều trị như thế nào? Bác sĩ sẽ điều trị tai chảy nước/ mủ dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Đôi khi, bạn không cần phải điều trị y tế cho tình trạng này. Nguyên do là bởi các dấu hiệu nhiễm trùng tai thường bắt đầu biến mất trong vòng 1- 2 tuần mà không cần điều trị. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn để giảm cơn đau hoặc cảm giác khó chịu.
Nếu con bạn dưới 6 tháng tuổi hoặc bị sốt trên 39°C, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh nhỏ tai.
Hầu hết các trường hợp chấn thương tai cũng tự lành mà không cần điều trị. Nếu bạn bị rách màng nhĩ mà không lành tự nhiên, bác sĩ có thể áp dụng một miếng vá bằng giấy đặc biệt cho vết rách. Miếng dán này giữ ống tai kín trong khi chờ cho màng nhĩ lành lại. Nếu miếng vá này không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm phẫu thuật tai bằng cách sử dụng một miếng vá lấy từ da của chính bạn.
Nếu bị tai bị chảy mủ do viêm tai ngoài, bạn cần được điều trị y tế càng sớm càng tốt. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bạn thuốc kháng sinh nhỏ tai để sử dụng trong khoảng một tuần. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cần uống kháng sinh.
Một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để phòng ngừa tai chảy mủ hoặc nước như:
Hello Bacsi hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã nắm rõ về tình trạng chảy dịch tai, biết cách chăm sóc tai đúng cách.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!