Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nôn mửa, hay còn gọi là ói, là tình trạng rối loạn tiêu hóa buộc những gì trong dạ dày đi ngược lên thực quản và thoát qua đường miệng hoặc đôi khi qua mũi. Điều này có thể xảy ra tự nhiên hoặc có chủ ý. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nôn mửa. Nôn mửa là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, từ bệnh phổ biến cho tới hiếm gặp.
Những triệu chứng đi kèm với nôn mửa bao gồm cảm giác buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu nhẹ, hoa mắt, chóng mặt, ngoài ra còn có thế bị toát mồ hôi lạnh hay khô miệng. Trong trường hợp nghiêm trọng, đau ngực, ngất xỉu và nôn ra máu có thể xảy ra.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nôn mửa (ói) rất phổ biến, nó thường là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý khác trong cơ thể. Hãy gọi cấp cứu nếu bạn buồn nôn hoặc nôn mửa kèm theo các triệu chứng khác, ví dụ như:
Có rất nhiều bệnh và chứng rối loạn có thể gây ra ói mửa. Những nguyên nhân thường gặp nhất có thể là:
Nôn mửa (ói) xảy ra ở mọi đối tượng bất kể tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, phụ nữ có thai, những người mắc các bệnh dạ dày hoặc đường tiêu hóa là nhóm người có nguy cơ cao bị nôn mửa. Trong một số trường hợp, những người đang trị liệu bệnh ung thư cũng sẽ có nguy cơ nôn mửa cao hơn.
Bạn có thể có nguy cơ bị nôn mửa nếu bạn đang mang thai, đặc biệt trong những tháng đầu của thai kỳ (triệu chứng ốm nghén) hoặc nếu bạn bị các bệnh về đường tiêu hóa và dạ dày. Việc điều trị bằng xạ trị cũng có thể gây ra nôn mửa. Một số người bị chứng say tàu xe cũng có nguy cơ nôn mửa thường xuyên hơn khi di chuyển.
Những tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Mục tiêu chính của việc điều trị là thay thế lượng chất lỏng hoặc chất điện giải đã mất (những chất đặc biệt kiểm soát sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể).
Giải pháp uống nước canh ấm hoặc dung dịch điện giải glucose thường được sử dụng. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, bạn có thể phải nhập viện và truyền dịch dưới tĩnh mạch. Các loại thuốc kháng sinh có thể hiệu quả đối với vi khuẩn nhưng không hiệu quả đối với virus và các bệnh nhiễm trùng. Các loại thuốc kháng axit không kê toa như thuốc kháng thụ thể histamine-2 (H2) và thuốc ức chế bơm proton (PPI) như omeprazole có thể kiểm soát các triệu chứng viêm dạ dày nhẹ.
Nếu bạn bị đau túi mật, viêm ruột thừa và tắc nghẽn ruột, bạn có thể cần phải nhập viện và phẫu thuật.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách kiểm tra sức khoẻ, có thể làm các xét nghiệm máu, nước tiểu và chụp X-quang cho bạn. Một số bác sĩ sẽ hỏi về tính chất của dung dịch nôn ra để xác định nguyên nhân.
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bao gồm:
Gọi cho bác sĩ nếu:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Porter, Robert. Kaplan Justin. Homeier Barbara. The Merck manual home health handbook. New Jersey: John Wiley & Sons, Inc, 2009. Bản tải về
Pagana, Kathleen D, and Timothy J. Pagana. Mosby’s Manual of Diagnostic and Laboratory Tests. St. Louis, Mo: Mosby/Elsevier, 2010. Bản in. Trang 127
Nausea and Vomitting.
Ngày truy cập 17/09/2015
Vomiting.
http://www.everydayhealth.com/symptom-checker/vomiting.
Ngày truy cập 17/09/2015