backup og meta

12 lợi ích không ngờ từ việc uống nước ấm

12 lợi ích không ngờ từ việc uống nước ấm

Có thể bạn chưa biết, uống nước ấm có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe so với nước lạnh.

Hầu hết chúng ta đều biết nước là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cuộc sống. Các bác sĩ thường khuyên bạn uống khoảng tám ly một ngày để tốt cho sức khỏe. Hơn thế nữa, nước ấm lại còn là thứ nước thần kỳ có rất nhiều công dụng cực tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là những lợi ích của việc uống nước ấm:

Giảm cân

Nước ấm rất tốt cho việc duy trì sự trao đổi chất lành mạnh, nhờ đó có thể giúp bạn giảm cân. Cách tốt nhất để bạn thực hiện việc này là bắt đầu sự trao đổi chất vào sáng sớm với một ly nước chanh nóng. Uống nước ấm sẽ giúp phá vỡ các mô mỡ (aka chất béo cơ thể) trong cơ thể của bạn.

Uống nước ấm giúp giảm nghẹt mũi và đau họng

Đây là một liệu pháp tự nhiên tuyệt vời để chữa cảm lạnh, ho và đau họng. Nước ấm không chỉ làm tiêu đờm mà còn giúp loại bỏ đờm khỏi đường hô hấp.

Đau bụng kinh

Nước ấm cũng có thể giúp làm giảm các cơn đau bụng kinh. Nhiệt từ nước có tác dụng xoa dịu cơ bụng, cuối cùng giúp chữa trị những con đau và co thắt.

Giải độc cơ thể

Đây là lựa chọn tuyệt vời trong việc thanh lọc cơ thể. Khi uống nước ấm, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, khiến bạn đổ mồ hôi, giúp giải phóng chất độc ra khỏi cơ thể và làm sạch cơ thể một cách lành mạnh. Để có kết quả tối ưu, bạn hãy thêm một ít nước chanh trước khi uống.

Ngăn ngừa lão hóa sớm

Các chất độc trong cơ thể sẽ khiến bạn dễ dàng bị lão hóa. Ngoài ra, uống nước ấm giúp tái tạo các tế bào da làm tăng độ đàn hồi cho da, giúp da trở nên mịn màng hơn.

Ngăn ngừa mụn trứng cá và mụn nhọt

Nước ấm sẽ làm sạch sâu bên trong cơ thể và loại bỏ các căn nguyên gây nên nhiễm trùng do mụn trứng cá.

Tóc và sức sống của tóc

Uống nước ấm sẽ giúp mái tóc mềm, sáng bóng. Nước nóng tiếp thêm sinh lực cho các dây thần kinh trong chân tóc, làm chúng mềm mượt và săn chắc hơn.

Kích thích mọc tóc

Nước ấm thúc đẩy hoạt động thường xuyên của chân tóc và gia tăng độ phát triển của tóc.

Ngăn ngừa gàu

Nước ấm dưỡng ẩm cho da đầu và giúp chống lại da đầu khô hoặc gàu.

Tăng cường tuần hoàn máu và thúc đẩy hệ thần kinh khỏe mạnh

Một lợi ích quan trọng khác của việc uống nước ấm là làm tăng lưu thông máu, điều này giúp ích rất nhiều cho các cơ và thần kinh trong cơ thể. Ngoài ra, nước nóng giữ cho hệ thống thần kinh khỏe mạnh bằng cách phá vỡ các khối mỡ cứng xung quanh hệ thần kinh.

Tiêu hóa

Nước ấm đặc biệt có lợi cho quá trình tiêu hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước lạnh trong hoặc sau bữa ăn có thể làm cứng dầu có trong thực phẩm bạn tiêu thụ, giúp hình thành khối mỡ cứng trên thành ruột, dẫn đến ung thư ruột. Tuy nhiên, nếu bạn thay thế một ly nước lạnh bằng một ly nước nóng, bạn có thể tránh được vấn đề này. Ngoài ra, uống nước ấm còn rất có lợi cho tiêu hóa sau khi ăn.

Các hoạt động ở ruột

Nói về tiêu hóa, nước ấm có thể giúp bạn giữ được sự đều đặn, cũng như làm cho các hoạt động của ruột được khỏe mạnh và không còn đau đớn. Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề mãn tính với táo bón. Khi phân tích tụ trong ruột, hoạt động của ruột trở nên chậm hơn. Bạn nên uống một cốc nước nóng hoặc ấm mỗi sáng khi dạ dày trống rỗng. Nước ấm sẽ phân hủy bất kỳ thực phẩm còn thừa lại và giúp dễ dàng tiêu hóa hơn.

Nhiều người thường thích uống nước lạnh hơn, nhất là trong những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, với những lợi ích tuyệt vời của nước ấm cho sức khỏe, bạn cũng nên bắt đầu thay đổi thói quen của mình, chẳng hạn thức dậy với một cốc nước ấm để giúp xoa dịu dạ dày nhé.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

12 Unexpected Benefits of Drinking Hot Water http://www.lifehack.org/articles/lifestyle/12-unexpected-benefits-drinking-hot-water.html?ref=sidebar. Ngày truy cập 21/06/2017

Health Benefits Of Warm Water: 6 Ways Drinking Warm Water Can Heal Your Body http://www.medicaldaily.com/health-benefits-warm-water-6-ways-drinking-warm-water-can-heal-your-body-282218 Ngày truy cập 21/06/2017

Phiên bản hiện tại

22/01/2020

Tác giả: Việt Trinh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách làm tôm sốt Thái cho người bệnh mạn tính

Cách làm bánh chuối cho người bệnh mạn tính: Giữ trọn vị ngon mà vẫn an toàn sức khỏe


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Việt Trinh · Ngày cập nhật: 22/01/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo