backup og meta

Gây mê, gây tê có ảnh hưởng đến trí não của trẻ sau này không?

Gây mê, gây tê có ảnh hưởng đến trí não của trẻ sau này không?

Việc dùng thuốc gây mê, gây tê cho trẻ ở độ tuổi còn quá nhỏ khiến bố mẹ rất lo lắng về những hệ lụy sau này đối với trẻ. Hiểu đúng về tác dụng và những ảnh hưởng của gây mê, gây tê sẽ phần nào giúp bố mẹ giải quyết được nỗi lo âu này.

Chúng ta vốn quen thuộc với việc người trưởng thành khi tiến hành làm phẫu thuật sẽ được tiêm thuốc gây mê. Nhưng còn đối với trẻ nhỏ thì sao? Những hậu quả của việc tiêm loại thuốc này lên hệ thần kinh chưa phát triển hoàn thiện ở trẻ sẽ ra sao? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Tác dụng của gây mê, gây tê

Gây mê là việc sử dụng thuốc để ngăn ngừa hoặc làm giảm cảm giác đau trong quá trình phẫu thuật hoặc các thủ thuật gây đau đớn khác như khâu. Gây mê có thể tiêm trực tiếp vào cơ thể hoặc dưới dạng khí để bệnh nhân hít. Các loại gây mê, gây tê khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh bằng nhiều cách khác nhau vì nó ngăn các xung thần kinh, từ đó sẽ gây mất cảm giác.

Ảnh hưởng của gây mê đến trí não của trẻ

Các nhà nghiên cứu đã dựa trên 3.640 trẻ em trải qua hơn 1 cuộc phẫu thuật có sử dụng gây mê và phát hiện ra rằng trẻ 16 tuổi có gây mê trước 4 tuổi có điểm học tập thấp hơn 0,41%  so với trẻ không bị. Ngoài ra, chỉ số IQ của các trẻ 18 tuổi đã từng gây mê thấp hơn 0,97% so với những trẻ không bị gây mê.

Đối với trẻ em trải qua hai cuộc phẫu thuật trước khi 4 tuổi, điểm trung bình ở lớp thấp hơn 1,41%. Đối với những trẻ trải qua 3 hoặc nhiều lần gây mê, điểm số giảm xuống đến 1,82%.

Những phản ứng phụ khác

Con bạn rất có thể sẽ cảm thấy mất phương hướng, ói mửa và chóng mặt khi thức dậy sau phẫu thuật gây mê. Các phản ứng phụ thường gặp và nhanh chóng biến mất bao gồm:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa, thường có thể chữa trị với thuốc chống buồn nôn;
  • Ớn lạnh hoặc run rẩy;
  • Đau họng nếu bé thở bằng ống thở.

Gây mê hiện nay rất an toàn. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm hoi, gây mê có thể gây ra các biến chứng ở trẻ em như rối loạn nhịp tim, các vấn đề về hô hấp, phản ứng dị ứng với thuốc, thậm chí tử vong. Rủi ro phụ thuộc vào loại thủ thuật, tình trạng của bệnh nhân và loại gây tê được sử dụng. Bạn nên trao đổi kĩ càng với bác sĩ, bác sĩ phẫu thuật hoặc chuyên gia gây mê của con bạn về những điều cần lưu ý này.

Nếu con của bạn nhỏ hơn 3 tuổi và được dự định sẽ được gây mê hoặc dùng thuốc giảm đau trong 3 giờ hoặc hơn, hãy trao đổi với bác sĩ phẫu thuật về các nguy cơ có thể có liên quan đến sự phát triển trí não của bé.

Hầu hết các biến chứng có thể được ngăn ngừa bằng cách cung cấp cho bác sĩ gây mê những thông tin đầy đủ trước khi phẫu thuật chẳng hạn như:

  • Tình trạng sức khoẻ hiện tại và trong quá khứ của con (bao gồm các bệnh tật hoặc các tình trạng như chứng cảm lạnh gần đây hoặc hiện tại hoặc các vấn đề khác như chứng ngáy hoặc trầm cảm);
  • Các loại thuốc (theo toa và không theo toa), chất bổ sung hoặc thuốc thảo dược mà con đang dùng;
  • Bất kỳ dị ứng nào (đặc biệt là thực phẩm, thuốc men) mà bé mắc phải;
  • Trẻ hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc kích thích nào (thường áp dụng cho thanh thiếu niên lớn tuổi);
  • Bất kỳ phản ứng nào trước đây mà con bạn hoặc bất kỳ thành viên trong gia đình gặp phải khi gây mê.

Để đảm bảo sự an toàn của con bạn trong quá trình phẫu thuật, điều hết sức quan trọng là phải trả lời tất cả các câu hỏi của bác sĩ gây mê một cách trung thực và triệt để nhất có thể.

Việc phẫu thuật và gây mê có thể gây lo ngại cho bố mẹ và con cái nhưng bạn có thể yên tâm rằng sự an toàn của việc gây mê, gây tê đã được cải thiện rất nhiều trong những năm qua nhờ những tiến bộ trong công nghệ và sự đào tạo các bác sĩ gây mê.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Anesthesia Before 4 May Slightly Affect Academics http://www.webmd.com/children/news/20161107/anesthesia-before-age-4-may-have-slight-impact-on-later-school-performance Ngày truy cập 12/03/2017

Anesthesia basics http://kidshealth.org/en/parents/anesthesia-basics.html?WT.ac=p-ra Ngày truy cập 12/03/2017

Anesthesia May Harm Children’s Brains http://www.webmd.com/parenting/baby/news/20120820/anesthesia-may-harm-childrens-brains#1 Ngày truy cập 12/03/2017

Phiên bản hiện tại

05/08/2020

Tác giả: Bích Hà

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?

Con của bạn có cần làm phẫu thuật tinh hoàn ẩn không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bích Hà · Ngày cập nhật: 05/08/2020

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo