Móng tay bị sọc trắng và đen có sao không?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 08/02/2023

Móng tay bị sọc trắng và đen có sao không?
Quảng cáo

Móng tay bị sọc xuất hiện khiến nhiều lo lắng không biết móng tay bị sọc dọc là thiếu chất gì hay là dấu hiệu của bệnh lý nào. Vậy móng tay bị sọc có sao không?

Ngoài việc chăm sóc móng giúp tăng tính thẩm mỹ, biểu hiện của móng tay cũng có thể thể hiện tình trạng sức khỏe thể chất của con người. Cùng tìm hiểu biểu hiện và nguyên nhân móng tay bị sọc qua bài viết của Hello Bacsi dưới đây!

Móng tay bị sọc dọc trắng

Biểu hiện móng tay bị sọc dọc trắng

Móng tay bị sọc trắng thường xuất hiện những đường hoặc dải màu trắng chạy ngang hoặc dọc. Các đường sọc trắng thường xuất hiện rõ ràng nhất ở các ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út.

Các đường sọc trắng thường bắt đầu ở phía dưới cùng (gần nhất với lớp biểu bì) và dần dần di chuyển về phía trên của móng tay theo thời gian. Các vết sọc phẳng, không có vết lồi hay đường gờ. Chúng có thể là một triệu chứng của tình trạng sức khỏe hoặc thậm chí là một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

móng tay bị sọc

Nguyên nhân móng tay bị sọc trắng

Móng tay bị sọc dọc trắng thường không phải do chấn thương lớp biểu bì hay móng tay mà do liên quan đến lượng albumin (một loại protein) ở mức độ thấp. Albumin được tìm thấy trong máu và được tạo ra trong gan. Albumin đóng chức năng cơ thể quan trọng, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng, vitamin và hormone trong cơ thể, cũng như máu cần thiết để nuôi móng tay.

  • Nghiêm trọng hơn, móng tay bị sọc xuất hiện có thể do là dấu hiệu liên quan đến bệnh gan và các bệnh khác khác như suy thận do mức albumin thấp.
  • Do chế độ ăn uống không cân bằng dẫn đến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng
  • Do hóa trị sau ung thư.

Móng tay bị sọc trắng có sao không?

Móng tay bị sọc trắng không nguy hiểm đến sức khoẻ, có thể chỉ là biểu hiện thông thường khi cơ thể thiếu sắt và các chất dinh dưỡng. Vì vậy, nếu thấy móng tay bị sọc trắng thường xuyên xuất hiện, hãy thử thay đổi chế độ ăn uống nhiều protein, kẽm, vitamin A và sắt qua các thực phẩm thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu), hạt ngũ cốc, tôm,…

Tuy nhiên nếu đây là biểu hiện ngày càng nghiêm trọng và trong thời gian dài, bạn nên đi kiểm tra tổng quan sức khỏe và xét nghiệm máu để đảm bảo thể trạng cơ thể.

>>> Tham khảo thêm: 8 dấu hiệu ở móng tay mà bạn không thể xem thường

Móng tay bị sọc đen

móng tay bị sọc dọc đen

Ngoài móng tay bị sọc trắng, thì sọc đen cũng là biểu hiện thường gặp khác ở móng tay

Biểu hiện móng tay bị sọc đen

  • Móng tay bị sọc đen là tình trạng của móng tay xuất hiện các đường màu nâu hoặc đen trên móng tay.
  • Tương tự như móng tay bị sọc trắng, các đường sọc đen bắt đầu ở cuối lớp móng tay và tiếp tục chạy dọc lên trên cùng. Tình trạng này có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều móng tay
  • Sọc màu đen hoặc nâu lan rộng trên móng tay.

Nguyên nhân móng tay bị sọc đen

Móng tay hoặc móng chân thường có màu trong mờ và không có sắc tố. Móng tay bị sọc đen xuất hiện do các tế bào sắc tố gây ra, còn được gọi là tế bào hắc tố (melanin). Các hắc sắc tố này thường được nhóm lại với nhau. Khi móng của bạn phát triển, nó tạo ra các sọc màu nâu hoặc đen xuất hiện trên các móng tay.

Sự tích tụ melanin thường do nguyên nhân khác nhau như:

  • Do đang trong giai đoạn thai kỳ
  • Tổn thương do cắn móng tay
  • Nhiễm trùng móng tay
  • Bệnh vẩy nến
  • Hội chứng Cushing
  • Rối loạn chức năng hormone tăng trưởng
  • Cơ thể quá nhiều sắt
  • Tiếp xúc với tia X quá mức
  • Thuốc hóa trị liệu
  • Ung thư sắc tố.

>>> Xem thêm: Chảy máu dưới móng và những điều bạn cần biết

Ngoài ra, các yếu tố sau cũng khiến kích thích tăng sản tế bào hắc tố

  • Tổn thương (thường lành tính)
  • Nốt ruồi hoặc vết bớt (thường lành tính)
  • Ung thư móng tay

Các nguyên nhân khác của móng tay bị sọc có thể bao gồm: Một số vi khuẩn, thuốc nhuộm tóc.

Thường những người gốc Phi có nhiều khả năng móng tay bị sóc cao hơn, hoặc những người có làn da sẫm màu hơn.

Móng tay bị sọc đen có sao không?

Nếu móng tay bị sọc đen thường xuyên xuất hiện một cách bất thường và đột ngột bạn nên đến trung tâm y tế để được kiểm tra. Bác sĩ cũng sẽ xem xét tiền sử bệnh của bạn để xem liệu bạn có mắc phải bất kỳ tình trạng nào có thể gây ra hắc tố da hay không.
Bởi móng tay bị sọc đen có thể là biểu hiện của bệnh ung thư sắc tố, đây là là khá nghiêm trọng và cần được chẩn đoán sớm để được điều trị kịp thời.

>>> Đọc thêm: 9 dấu hiệu móng tay biểu hiện sức khỏe. Đừng bỏ qua bài viết này!

Cách ngăn ngừa và chăm sóc móng tay tại nhà

móng tay bị sọc

Để phòng ngừa móng tay bị sọc, bạn có thể áp dụng một số cách chăm sóc móng sau đây:

  • Duy trì uống đủ nước và ăn uống lành mạnh cân bằng, đầy đủ dưỡng chất: Vitamin B và kẽm. Vì những chất dinh dưỡng này giúp móng tay của bạn chắc khỏe hơn như trứng, các loại đậu, cá hồi,…
  • ​​Nên giữ độ dài móng vừa phải để tránh móng thường xuyên bị gãy
  • Hạn chế sơn móng tay bằng gel hay acrylic để tránh móng tay tiếp xúc với hoá chất quá nhiều
  • Bỏ thói quen cắn móng tay
  • Dưỡng móng bằng các nguyên liệu thiên nhiên như dầu dừa, dầu ô liu,…

Thông thường, những thay đổi trên móng tay của bạn có thể bình thường và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường và gây khó chịu hay đau đớn, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách làm móng tay nhanh dài tại nhà

Móng tay bị sọc có thể do cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, thiếu sắt hoặc là biểu hiện của một số bệnh lý khác như ung thư sắc tố tùy vào từng tình trạng và biểu hiện của móng tay. Hy vọng bạn đọc có thêm kiến thức về móng tay bị sọc từ đó có cách ngăn ngừa và chăm sóc móng tay phù hợp!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 08/02/2023

Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo