Da bị vàng có thể là biểu hiện của tình trạng cơ thể thiếu vitamin, do lối sống không điều độ, hoặc thậm chí là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nào đó. Cùng tìm hiểu da bị vàng là thiếu chất gì qua bài viết của Hello Bacsi dưới đây!
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Da bị vàng có thể là biểu hiện của tình trạng cơ thể thiếu vitamin, do lối sống không điều độ, hoặc thậm chí là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nào đó. Cùng tìm hiểu da bị vàng là thiếu chất gì qua bài viết của Hello Bacsi dưới đây!
Da bị vàng ở mức độ nhẹ hoặc vừa có thể do cơ thể thiếu các dưỡng chất và do ảnh hưởng của lối sống sinh hoạt không điều độ.
Da bị vàng là thiếu chất gì? Thiếu máu xảy ra khi các tế bào hồng cầu không tạo đủ oxy để lưu thông đến toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Nếu không được cung cấp đủ oxy, cơ thể luôn ở trạng thái mệt mỏi, da cũng dần trở nên vàng nhợt đi.
Những người thiếu máu cấp tính cần bổ sung thêm sắt và vitamin B12 trong chế độ ăn uống. Cơ thể cần nhận đủ các dưỡng chất qua thức ăn để có cơ thể và làn da khỏe mạnh. Thiếu máu mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, có thể gây bệnh thận hoặc các bệnh tự miễn dịch.
>>> Tham khảo thêm: Thiếu máu do thiếu vitamin
Da vàng là thiếu vitamin gì? Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, hoặc liên quan đến việc giảm cân đều thể hiện rất rõ trên làn da của bạn. Da sẽ trở nên sạm hoặc nhợt nhạt nếu bạn không ăn đủ thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Một số loại vitamin, như vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động như một lá chắn chống lại các yếu tố môi trường ô nhiễm tác động tới da.
Da bị vàng là thiếu chất gì? Cơ thể có thể thiếu một số vitamin cần thiết khiến da vàng như:
Để tránh thiếu hụt vitamin, bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm – ưu tiên thực vật, rau củ và trái cây.
>>> Xem thêm: 6 dấu hiệu trên mặt cảnh báo bạn đang bị thiếu vitamin
Da không được chăm sóc, không tẩy trang làm sạch da, hay không dưỡng ẩm và sử dụng kem chống nắng có thể là một trong những yếu tố khiến cho sức khỏe làn da bị giảm đi, da bị vàng và khô.
Sau khi đã rõ da bị vàng là thiếu chất gì thì bạn cũng cần quan tâm liệu tình trạng của mình có thể dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào không.
Viêm gan gây ra tổn thương cho gan, khiến gan không thể loại bỏ bilirubin ra khỏi máu và bài tiết bilirubin bị ảnh hưởng, dẫn đến tích tụ trong máu sẽ làm vàng da.
Bilirubin được gan tổng hợp và được đổ vào túi mật, từ túi mật, bilirubin được tiết vào ruột non tham gia quá trình tiêu hóa. Khi đường mật bị tắc, bilirubin sẽ tích tụ lại, rồi tràn vào máu gây vàng da.
Sỏi mật khiến ống mật bị tắc nghẽn là nguyên nhân phổ biến gây nên tắc ống mật. Sỏi mật được hình thành khi mật chứa quá nhiều cholesterol hoặc bilirubin, làm tắc ống mật và dẫn đến tăng bilirubin trong máu.
>>> Xem thêm bài viết vàng da tắc mật và cách điều trị
Một số loại thuốc nếu uống liều lượng hơn quy định, có thể làm tổn thương đến gan dẫn đến vàng da. Các loại thuốc phổ biến có thể gây vàng da như:
Một số trẻ sơ sinh bị vàng da sau khi sinh do trẻ sơ sinh có tốc độ phá vỡ hồng cầu nhanh hơn, dẫn đến nồng độ bilirubin trong máu tăng cao. Gan của trẻ sơ sinh còn chưa đủ lớn để xử lý hết lượng bilirubin bổ sung đó. Tuy nhiên, vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi sau một tuần và không cần điều trị.
Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh do không nhận đủ sữa mẹ nên không nhận đủ chất dinh dưỡng. Điều này có thể dẫn đến tăng hấp thu bilirubin trong ruột và dẫn đến tích tụ làm vàng da.
>>> Tìm hiểu: Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh: Bạn đã hiểu đầy đủ và chi tiết?
Để ngăn ngừa vàng da hiệu quả, bạn cần điều chỉnh:
Không hẳn chỉ da bị vàng là thiếu chất gì mà nó còn có thể là biểu hiện tình trạng của bệnh lý khác. Hy vọng bạn đọc nhận biết một số nguyên nhân để từ đó có các ngăn ngừa vàng da cho mình.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!