Tật cắn móng là một trong những “thói quen thần kinh” điển hình phổ biến nhất. Các “thói quen thần kinh” khác bao gồm mút ngón tay cái, ngoáy mũi, xoắn hoặc bứt tóc, nghiến răng và ngắt, nhéo da.
Bạn có thể gặp tình trạng vô thức cắn móng tay mà không nhận biết được bạn đang làm điều đó. Bạn cũng có thể vừa thực hiện một hoạt động khác chẳng hạn như đọc sách, xem tivi hoặc nói chuyện điện thoại và cùng lúc bạn cắn móng tay mà không nhận ra thói quen này.
Cắn móng tay bao gồm hành động cắn móng, lớp biểu bì, mô mềm quanh móng.
Đối tượng nào thường mắc tật cắn móng tay?
Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải thói quen xấu này.
- Khoảng 50% trẻ em trong độ tuổi từ 10–18 có thói quen cắn móng tay vào một thời điểm trong đời. Hành động cắn móng thường xảy ra nhất trong suốt thời kỳ dậy thì;
- Thanh thiếu niên có độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi thường có thói quen cắn móng tay;
- Chỉ một số lượng nhỏ người trưởng thành mắc tật này. Hầu hết mọi người đều bỏ thói quen cắn móng tay trước tuổi 30;
- Trong số các trẻ em có độ tuổi từ 10 trở lên, các bé trai thường cắn móng tay hơn các bé gái.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!