backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Đắp móng tay giả: Đẹp thoáng chốc mà nguy cơ nhiễm trùng rất cao!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thảo Viên · Ngày cập nhật: 13/01/2022

    Đắp móng tay giả: Đẹp thoáng chốc mà nguy cơ nhiễm trùng rất cao!

    Móng tay giả (móng tay nhân tạo) là một loại phụ kiện làm đẹp làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như lụa, gel, acrylic… Nhiều cô gái thích đắp móng giả vì các lý do như thẩm mỹ, dưỡng móng thật…

    Mặc dù trông đẹp hơn hẳn so với móng tay tự nhiên, nhưng loại phụ kiện này lại tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng da. Trước khi quyết định tìm đến làm móng giả, bạn nên tìm hiểu kỹ về các loại móng và những nguy cơ kèm theo để có thể phòng tránh nhé!

    Các loại móng giả phổ biến

    các loại móng tay giả phổ biến

    Có 3 loại móng tay giả phổ biến là lụa, gel và acrylic. Hầu hết mọi người chọn gel hoặc acrylic khi muốn đắp móng giả trong thời gian dài. Móng tay lụa thường chỉ dùng trong một thời gian ngắn để làm móng chắc hơn hoặc chữa tình trạng hư móng.

    1. Móng tay lụa: Phương pháp làm móng tay lụa phù hợp với người có móng tay giòn dễ gãy. Móng tay lụa được làm từ chất liệu giống lụa như tơ tằm tổng hợp hoặc sợi thủy tinh. Để đắp móng tay lụa, thợ sẽ dùng một loại siêu keo có thể hòa tan trong nước. Lớp móng tay lụa khá mỏng nên móng tay tự nhiên sẽ giảm nguy cơ bị nấm.

    Bạn có thể dễ dàng tháo móng tay lụa bằng cách ngâm các đầu ngón tay trong dung dịch acetone khoảng vài phút để móng giả bung ra.

    2. Móng tay gel: Phương pháp đắp gel giúp kéo dài móng để ngón tay trông thon thả hơn. Thợ làm móng sẽ sơn một lớp primer, sau đó đến gel đắp móng rồi hơ khô dưới tia cực tím. Ngón tay sẽ được giũa để có hình dạng và chiều dài theo ý thích. Bạn có thể giữ móng gel đến 3 tuần vì chất liệu này khá cứng nên khó tháo bỏ.

    So với móng tay lụa, móng tay gel có thể gây hại nhiều hơn cho móng tay tự nhiên vì dễ bị nấm móng khi phải dùng lực mới loại bỏ móng giả được.

    3. Móng tay acrylic: Phương pháp làm móng tay giả acrylic kết hợp một loại bột (polymer) và chất lỏng (monomer) tạo ra chiếc móng nhựa cứng. Móng tay acrylic được gắn vào móng tay tự nhiên mà không cần sử dụng đèn. Bạn nên hạn chế đắp móng tay acrylic vì loại móng tay này có mùi hóa chất khá nặng và có nguy cơ cao gây hại cho móng tay tự nhiên.

    Khi đắp móng tay acrylic, nhiều người có thể bị dị ứng hóa chất mạnh hoặc bị tổn thương ở móng tay tự nhiên do nấm và vi khuẩn.

    Móng tay giả không những giúp ngón tay thanh mảnh hơn mà còn mang đến vẻ đẹp quyến rũ. Tuy nhiên, loại phụ kiện này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nhiễm trùng.

    >>> Bạn có thể quan tâm: 12 bí quyết chăm sóc móng chị em nhất định phải biết

    Nguy cơ nhiễm trùng khi làm móng giả

    nguy cơ nhiễm trùng khi làm móng tay giả

    Nếu up móng giả bị đau, bị hỏng, có thể bạn đang bị nhiễm trùng sau khi làm móng tay giả.

    Nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn khi móng tay giả quá dài hoặc quá cứng và thợ làm móng dùng dụng cụ không được vệ sinh kỹ. Thành phần hóa chất của móng giả hoặc chất kết dính còn có thể gây dị ứng da. Tình trạng nặng hơn, bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng da.

    Các dấu hiệu nhiễm trùng có thể là ngứa, đau và sưng đỏ. Nếu tình trạng nặng hơn, làn da có thể bị mưng mủ, bong tróc, thâm sạm…

    Khi làm móng tay giả, bạn nên chú ý quan sát các dấu hiệu móng tay để có thể kịp thời xử lý những vấn đề gây hại cho sức khỏe. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm để có cách điều trị phù hợp.

  • Nhiễm trùng: Dùng thuốc kháng sinh bôi da hoặc uống
  • Nhiễm nấm: Cách điều trị thường là thuốc xịt và kem chống nấm
  • Bí quyết làm móng tay giả an toàn

    bí quyết làm móng tay giả an toàn

    Nếu bạn muốn làm móng tay giả ở nail salon, hãy lưu ý các điều sau đây để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm:

    • Chọn nơi uy tín: Bạn nên lựa chọn những tiệm làm nail có giấy chứng nhận hành nghề hoặc thợ làm móng được cấp bằng chứng nhận.

    • Lưu ý khử trùng: Hãy nhắc thợ làm móng khử trùng dụng cụ trước khi thực hiện và rửa sạch tay khi liên tục thay đổi khách hàng.

    • Dùng bộ giũa mới: Bạn nên yêu cầu sử dụng bộ giũa móng tay mới. Tốt nhất là bạn nên mang bộ giũa móng riêng của bạn vì dụng cụ mà bạn mang theo chắc chắn sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh.

    • Thường xuyên kiểm tra: Tốt nhất bạn nên quay trở lại tiệm làm nail 2 – 3 tuần một lần để duy trì trạng thái móng tay giả hoặc tháo bỏ móng tay giả nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.

    Nếu bạn gắn hoặc đắp móng tay tại nhà, hãy thực hiện theo đúng các bước hướng dẫn của bộ móng. Bạn nên đắp móng giả ở khu vực sạch sẽ trong nhà và bảo vệ vùng da quanh móng tránh khỏi các chất hóa học.

    Hiện nay, bạn có thể thấy các trang mạng bán móng tay giả tầm 50.000 – 60.000 đồng/bộ. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ vì các bộ móng giá rẻ có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nhiễm trùng.

    Bạn nên cân nhắc tháo móng giả và để móng tay tự nhiên khoảng 2 – 3 tháng để phục hồi. Nếu có các dấu hiệu bị nhiễm trùng móng, bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để kiểm tra và điều trị kịp thời.

    >>> Bạn có thể quan tâm: 9 sai lầm cắt móng tay bạn hay mắc phải

    Một bộ móng tay lung linh luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng đối với các cô nàng thích làm đẹp để trở nên quyến rũ hơn. Tuy nhiên, loại phụ kiện thời trang này lại tiềm ẩn không ít rủi ro với các thành phần hóa chất độc hại. Bạn có thể giới hạn làm móng tay giả 2 – 3 lần/năm hoặc tốt nhất là chỉ làm vào những sự kiện trọng đại của mình. Nếu biết cách chăm sóc tại nhà, móng tay tự nhiên của bạn vẫn xinh đẹp mà lại không lo bị nhiễm trùng!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Thảo Viên · Ngày cập nhật: 13/01/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo