Để phân biệt xem sự đổi màu và chảy máu móng tay của bạn là do tổn thương mạch máu hay khối u ác tính, bác sĩ sẽ tập trung chủ yếu vào việc bạn có tiền sử bị chấn thương móng gần đây hay có chơi thể thao không. Việc tụ máu dưới móng thường xảy ra trong vòng 1 hoặc 2 ngày sau khi chấn thương và sẽ hết sau khi móng lành lại.
Dựa vào dấu hiệu Hutchinson (một vệt lớn có màu sáng đến nâu sẫm, xanh hoặc đen chạy dọc móng) và các triệu chứng khác, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây chảy máu dưới móng là gì.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán chảy máu dưới móng?
Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng tụ máu dưới móng chân hoặc móng tay bằng cách quan sát và hỏi về các chấn thương gần đây của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần chụp X-quang ngón tay hoặc ngón chân để xem có tình trạng gãy xương hay không.
Những phương pháp nào giúp điều trị chảy máu dưới móng?

Thực tế, các tình trạng chảy máu nhẹ (cơn đau nhẹ và diện tích tụ máu ít hơn 25% diện tích dưới móng) thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng và có thể cân nhắc chăm sóc bằng các biện pháp tại nhà.
Để giảm đau, cũng như tình trạng sưng và khó chịu ở ngón tay hoặc ngón chân, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp RICE để kiểm soát tình trạng bị dập móng chân hoặc móng tay:
- Nghỉ ngơi (Rest): hạn chế sử dụng hoặc di chuyển ngón tay/ngón chân bị ảnh hưởng
- Chườm đá (Ice): chườm túi đá lạnh giúp giảm sưng và đau
- Băng ép (Compression): băng ép khu vực chấn thương ngay lập tức để giảm lượng máu chảy dưới móng
- Nâng cao (Evaluation): đưa tay hoặc chân bị thương lên cao hơn tim để giúp giảm sưng.
Cách này cũng là đáp án cho câu hỏi móng tay, móng chân bị dập tụ máu phải làm sao.
Đối với các tình trạng chảy máu dưới móng nghiêm trọng sau, bạn không thể áp dụng các biện pháp trên mà phải đến gặp bác sĩ ngay:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!