backup og meta

Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài: Nguyên nhân do đâu, chữa trị thế nào?

Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài: Nguyên nhân do đâu, chữa trị thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ bị ho sổ mũi kéo dài như cảm lạnh, viêm xoang hay bị dị ứng. Mỗi nguyên nhân sẽ cần ba mẹ có cách chữa trị và chăm sóc khác nhau.

Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài có thể khó ngủ ngon giấc, từ đó ảnh hưởng tới quá trình phát triển của con, sinh hoạt của cha mẹ. Ba mẹ cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này để có cách chữa và chăm sóc bé yêu phù hợp.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho sổ mũi kéo dài

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng ho sổ mũi kéo dài ở trẻ em có thể kể đến là:

  • Cảm lạnh: Khi bị cảm lạnh, bé có thể bị sổ mũi, ho cùng một số triệu chứng khác như sốt nhẹ, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi.
  • Cúm: Cúm cũng có thể gây sổ mũi và ho nhưng thường khiến bé mệt hơn và đi kèm với các triệu chứng như lạnh run, ê ẩm toàn thân, đau họng, chóng mặt và chán ăn. 
  • Bệnh hen suyễn: Hen suyễn là một tình trạng hô hấp ảnh hưởng đến các đường dẫn khí nhỏ trong phổi và là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị ho sổ mũi kéo dài. 
  • Thời tiết lạnh: Thời tiết lạnh đôi khi có thể khích phản ứng tạo ra chất nhầy trong mũi, dẫn tới sổ mũi. 
  • Viêm xoang hoặc viêm VA: Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc mũi và xoang chính là các túi khí dọc theo lông mày, gò má và mũi. Viêm VA là tình trạng viêm các mô ở phía sau mũi (vòm họng). Các mô này khi bị viêm nhiễm cũng có thể khiến trẻ bị ho sổ mũi kéo dài tương tự như khi viêm xoang. 
  • Viêm mũi dị ứng: Bé có thể bị sổ mũi do dị ứng hoặc do mũi phản ứng với các chất gây dị ứng như phấn hoa hoặc lông thú cưng. 
  • Viêm mũi không do dị ứng: Tình trạng sổ mũi có thể do phản ứng của mũi với các yếu tố gây kích thích như khói bụi hoặc chất ô nhiễm. Đây cũng có thể là cách cơ thể phản ứng với các kích thích khác như thời tiết lạnh hoặc thức ăn cay, nóng. 
  • Polyp mũi: Đây là tình trạng niêm mạc mũi xuất hiện các khối u có kích cỡ khác nhau khiến mũi tiết dịch nhầy. 
  • U nang hoặc khối u ở mũi: Trong một số trường hợp hiếm gặp, mũi có thể tiết dịch nhầy do có khối u hoặc u nang. Tình trạng này thường thấy hơn khi các triệu chứng chỉ ảnh hưởng đến một bên mũi. 
  • Vách ngăn mũi bị lệch: Hai bên mũi phải và trái được ngăn cách bởi một vách ngăn bằng xương và sụn gọi là vách ngăn mũi. Đôi khi, vách ngăn có thể nghiêng về một bên và gây nghẹt đường thở ở bên đó. Dị tật này có thể xuất hiện khi mới sinh hoặc do chấn thương ở mũi.

Mách bạn cách chữa và chăm sóc trẻ bị ho sổ mũi kéo dài

trẻ bị ho sổ mũi kéo dài

Cách chữa trị tình trạng ho sổ mũi kéo dài ở trẻ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Một số cách cải thiện các nguyên nhân gây ho sổ mũi thường thấy là:

  • Cảm lạnh: Tình trạng cảm lạnh thường sẽ tự khỏi mà không cần chữa trị. Bạn có thể giúp bé thoải mái hơn thông qua việc giảm nhẹ các triệu chứng bằng cách cho con uống nhiều nước, dùng máy tạo độ ẩm để bé dễ thở hơn hay rửa mũi cho bé đúng cách.
  • Viêm xoang: Bạn cần đưa bé đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng và thuốc xịt mũi để giảm nhẹ các triệu chứng. 
  • Dị ứng: Nước muối nhỏ mũi hoặc thuốc kháng histamine không kê đơn có thể giúp bé bớt sổ mũi. Nếu tình trạng không giảm nhẹ, bạn có thể nhờ bác sĩ kê toa thuốc xịt mũi corticosteroid hoặc thuốc kháng histamine.

Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị ho sổ mũi kéo dài và đưa bé đi khám, ba mẹ cũng có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu bằng các cách sau:

  • Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý để loại bỏ dịch nhầy trong mũi và cổ họng. 
  • Giữ ấm cho bé bằng cách cho bé mặc quần  áo ấm khi trời lạnh hay pha dầu tràm với nước tắm cho bé. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xoa dầu tràm vào gan bàn chân, ngực và lưng con.
  • Nếu bé đang ăn dặm, bạn hãy cho con ăn những món loãng, dễ ăn, dễ tiêu hóa và đủ dinh dưỡng.
  • Kê đầu và phần thân trên của con cao hơn khi ngủ để tránh tình trạng nước mũi chảy xuống cổ họng gây ho.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chronic Rhinorrhea (Runny Nose) https://www.stanfordchildrens.org/en/service/ear-nose-throat/conditions/chronic-rhinorrhea Ngày truy cập: 27/11/2021

Nonallergic Rhinitis https://www.mottchildren.org/health-library/abs1066 Ngày truy cập: 27/11/2021

Nasal Discharge https://patient.info/doctor/nasal-discharge Ngày truy cập: 27/11/2021

Runny Nose https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17660-runny-nose Ngày truy cập: 27/11/2021

Childhood asthma https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/childhood-asthma/symptoms-causes/syc-20351507 Ngày truy cập: 27/11/2021

Treating asthma in children under 5 https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/childhood-asthma/in-depth/asthma-in-children/art-20044376 Ngày truy cập: 27/11/2021

7 Causes of Chronic Cough in Children  https://www.parents.com/health/cough/the-never-ending-chronic-cough/ Ngày truy cập: 27/11/2021

Phiên bản hiện tại

24/04/2024

Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 24/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo