Ngoài các đặc điểm bên trên, còn có các dấu hiệu song thai khác mà bạn có thể chú ý gồm:
- Tăng cân quá nhanh: Điều này khá là hiển nhiên bởi trong cơ thể bạn có đến 2 mầm sống đang phát triển.
- Bụng to hơn phụ nữ mang thai bình thường: Đây có thể dấu hiệu mang thai đôi dễ nhận diện nhất.
- Huyết áp cao: Ở giai đoạn đầu, phụ nữ mang thai đôi thường có huyết áp tâm trương thấp hơn nhưng lại tăng lên rất nhanh. Do đó, phụ nữ mang thai đôi rất dễ gặp phải cácbiến chứng thai kỳ.
- Mệt mỏi cực độ: Bụng to hơn, cân nặng tăng nhanh, cần bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn để đảm bảo sức khỏe của 2 bé cưng, những điều này có thể khiến bạn vô cùng mệt mỏi.
- Thai nhi cử động sớm và thường xuyên hơn: Mặc dù có một số tranh luận về điều này nhưng theo kinh nghiệm mang thai đôi của nhiều mẹ bầu thì em bé sẽ cử động sớm và thường xuyên hơn.
- Khó thở: Nguyên nhân chủ yếu là do lượng dịch ối tích tụ nhiều khiến không gian trong bụng bị chèn ép và đè lên các cơ quan khác như phổi, dẫn đến khó thở. Mặc dù đây là triệu chứng thường gặp khi mang thai nhưng phụ nữ mang thai đôi thường có nguy cơ mắc phải cao hơn.
- Các vấn đề về tiêu hóa: Tình trạng này cũng khá phổ biến ở các trường hợp mang thai bình thường. Tuy nhiên mang song thai sẽ khiến các bệnh về tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đau lưng: Đây cũng là dấu hiệu mang thai đôi thường gặp do tử cung to ra gây nhiều áp lực lên lưng.
- Mất ngủ: Trong thời gian mang thai, có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ như khó chịu, tư thế không phù hợp, đau nhức, khó thở…
- Trầm cảm: Mang thai đôi cũng khiến bạn dễ bị căng thẳng, áp lực cả về thể chất lẫn tinh thần. Theo nghiên cứu, có đến 1/3 các bà mẹ mang thai đôi bịtrầm cảm khi mang thai.
- Đau vú: Đây là một triệu chứng thường thấy trong khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 7. Quầng vú và xung quanh núm vú có thể sẫm màu hơn so với bình thường.
- Đi tiểu thường xuyên: Trong giai đoạn sau của thai kỳ, tử cung to ra sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang, khiến bà bầu có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn.
- Đau bụng dưới: Đây là triệu chứng thường gặp khi mang thai, nhưng nếu mang thai đôi, bạn có thể sẽ cảm thấy khó chịu hơn gấp nhiều lần.
- Tim đập nhanh: Nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi huyết áp và lưu lượng máu trong thời gian mang thai.
Khi nào siêu âm biết mang thai đôi?
Siêu âmlà phương pháp tốt nhất để chẩn đoán mang thai đôi. Thời gian tốt nhất để chẩn đoán là trong ba tháng đầu. Nếu bác sĩ nhìn thấy hai nhau thai riêng biệt, chắc chắn là bạn đã mang thai đôi.
Bạn có thể phát hiện mình mang thai đôi ngay từ lần khám thai đầu tiên, khoảng tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, điều này sẽ được khẳng định chắc chắn hơn ở tuần 10 – 12 của thai kỳ do ở thời điểm này bác sĩ mới có thể thấy rõ ràng hình thái và tim thai.
Ngoài siêu âm, bạn có thể được chẩn đoán mang thai đôi thông các phương pháp như:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe tim thai để xác địnhnhịp tim thai nhi trong khoảng từ tuần thứ 18 đến tuần thứ 20. Nếu khi nghe tim thai, bác sĩ phát hiện có nhiều hơn 1 nhịp tim thì bạn cần làm siêu âm để xác nhận số phôi thai.
- Chụp cộng hưởng từ: Nếu nghi ngờ chẩn đoán kết quả siêu âm, bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI để hỗ trợ. Nhiều người sợ việc chụp MRI có thể gây hại trong thai kỳ. Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã khẳng định chụp MRI trongba tháng đầu mang thailà điều an toàn, tuy nhiên, nếu có ý định làm xét nghiệm này, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Bà bầu mang thai đôi tăng cân như thế nào?
Những bà bầu mang thai đôi sẽ tăng cân nhanh hơn so với bình thường. Theo các bác sĩ, những bà mẹ mang thai đôi sẽ tăng trung bình từ 16 đến 25kg. Trong đó, khoảng 4,5 đến 5,5 kg sẽ là cân nặng của các bé, phần còn lại sẽ là nước ối, máu, nhau thai, chất béo dự trữ… Sau khi sinh, bạn sẽ giảm từ 10 đến 13 kg trong 2 đến 5 tuần. Như vậy, sau khi mang thai và sinh con xong, trung bình bà bầu mang thai đôi sẽ tăng thêm từ 5,5 đến 7 kg so với thời điểm trước khi mang thai.
- Trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai đôi sẽ tăng từ 2 đến 3 kg. Cũng có trường hợp mẹ bị giảm cân do ốm nghén nghiêm trọng. Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để đảm bảo các bé cưng được cung cấp đủ dinh dưỡng.
