Các dấu hiệu mang thai luôn là thông tin được chị em quan tâm hàng đầu khi đang mong ngóng bé yêu. Trong đó, “chướng bụng có phải có thai không?” là một trong những câu hỏi được thắc mắc khá nhiều.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2
Các dấu hiệu mang thai luôn là thông tin được chị em quan tâm hàng đầu khi đang mong ngóng bé yêu. Trong đó, “chướng bụng có phải có thai không?” là một trong những câu hỏi được thắc mắc khá nhiều.
Trên thực tế, đầy hơi chướng bụng cũng là một triệu chứng xuất hiện trong thai kỳ. Tuy nhiên, đây còn là triệu chứng của bệnh tiêu hóa hoặc triệu chứng trước khi có kinh nguyệt nên thường dễ gây nhầm lẫn. Trong bài viết sau, mẹ có thể tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề chướng bụng có phải dấu hiệu mang thai không? Thế nhưng, những thông tin này chỉ mang tính tham khảo. Nếu nghi ngờ mình đã thụ thai, cách tốt nhất là bạn nên dùng que thử thai hoặc đến bệnh viện làm xét nghiệm máu, siêu âm để có kết quả chính xác.
Đối với vấn đề chướng bụng có phải có thai không? Câu trả lời là có thể nhưng không phải tất cả các trường hợp vì đây còn là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác. Hơn nữa, tuy đầy hơi, chướng bụng cũng là một triệu chứng trong thai kỳ nhưng không phải là triệu chứng phổ biến, dễ nhận biết nhất. Do đó, nếu chưa có thời gian dùng que thử thai hoặc đến bệnh viện khám thì bạn cần chú ý đến các dấu hiệu mang thai khác rõ ràng hơn.
Đầy hơi và chướng bụng có thể là dấu hiệu mang thai nhưng không phải là triệu chứng duy nhất. Do đó, nếu muốn xác định rõ hơn liệu có đang mang thai không thì bạn nên chú ý thêm các dấu hiệu phổ biến khác và có thể xuất hiện rất sớm sau đây:
Như đã đề cập, đầy hơi chướng bụng không chỉ xuất hiện trong thai kỳ mà còn là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như:
Vì vậy, đối với thắc mắc của nhiều chị em là “chướng bụng có phải có thai không?” thì trong nhiều trường hợp không thể khẳng định một cách chính xác, đặc biệt là khi bạn không có thêm các triệu chứng thụ thai phổ biến như trễ kinh, ốm nghén, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên… Nếu bạn đang bị chướng bụng và nghi ngờ có thai, cách tốt nhất là nên dùng que thử thai hoặc đến bệnh viện làm xét nghiệm máu, siêu âm để có kết quả chính xác nhé.
Đối với vấn đề đầy hơi chướng bụng có phải có thai không? Nếu câu trả lời là có thì nguyên nhân gây chướng bụng khi mới mang thai và xuyên suốt thai kỳ cũng là điều được nhiều mẹ quan tâm.
Trên thực tế, đầy hơi chướng bụng là tình trạng phổ biến với nhiều người chứ không chỉ xảy ra ở mẹ bầu. Khi cơ thể tiêu hóa và xử lý thức ăn, khí được hình thành như một “sản phẩm phụ” của quá trình này. Khí dư thừa cần được thoát ra ngoài qua việc bạn ợ hơi hoặc xì hơi. Thế nhưng, nếu khí không thể thoát ra ngoài thì sẽ gây đầy hơi chướng bụng.
Trong thời kỳ đầu mang thai, các mẹ có xu hướng bị đầy hơi chướng bụng là do nồng độ progesterone tăng lên. Đây là một loại hormone khiến các cơ trên khắp cơ thể của bạn thư giãn. Như vậy, khi nồng độ progesterone tăng cao trong thai kỳ, điều này vô tình làm cơ ruột của mẹ thư giãn nhiều hơn và khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Lúc này, khoảng thời gian mà khí đi qua ruột có thể tăng khoảng 30%. Điều đó cho phép khí tích tụ dễ dàng hơn và gây ra đầy hơi chướng bụng ở mẹ bầu.
Tuy nhiên, progesterone không phải là “thủ phạm” duy nhất khiến phụ nữ mang thai bị đầy hơi. Bởi vì một số thực phẩm mà bạn ăn cũng góp phần gây ra tình trạng này. Bên cạnh đó, việc ít tập thể dục – vận động thể chất cũng có thể giúp khí dư thừa tích tụ nhiều hơn. Mẹ bị đầy hơi chướng bụng thường sẽ cảm thấy rất khó chịu.
Sau khi tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề chướng bụng có phải có thai và hiểu được vì sao mẹ dễ bị đầy hơi chướng bụng trong thời kỳ đầu mang thai thì chắc hẳn mẹ sẽ quan tâm đến cách xử lý như thế nào là hiệu quả? Một số mẹo sau đây sẽ hữu ích trong việc giúp mẹ giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng:
Trên thực tế, các dấu hiệu khi mang thai có thể khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Vì vậy, không có câu trả lời cụ thể cho vấn đề chướng bụng có phải có thai không? Cách tốt nhất là bạn nên dùng que thử thai và đi khám để có kết quả chính xác nhé!
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!