Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đi kèm với nhiều thay đổi về thể chất và cảm xúc ở người phụ nữ. Trong khi những triệu chứng phổ biến như buồn nôn, mệt mỏi và thèm ăn thường được nhắc đến, một số mẹ bầu lại trải qua cảm giác ớn lạ thường. Vậy, liệu bà bầu bị ớn lạnh rét run có sao không?
Ớn lạnh khi mang thai có thể là một phản ứng bình thường của cơ thể khi điều chỉnh để thích nghi với thai kỳ, nhưng đôi khi cũng có thể liên quan đến những vấn đề sức khỏe cần được quan tâm. Bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến khi mang thai bị ớn lạnh rét run và cách khắc phục để mẹ bầu luôn khỏe mạnh.
Tình trạng rét run, ớn lạnh khi mang thai là gì?
Tình trạng ớn lạnh, rét run khi mang thai là cảm giác lạnh bất thường, dù cơ thể đã được giữ ấm hoặc nhiệt độ môi trường ở mức bình thường. Một số mẹ bầu có thể cảm thấy lạnh bủn rủn, nổi da gà hoặc tay chân lạnh khi mang thai.
Ớn lạnh khi mang thai thường xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên do sự thay đổi hormone vào đầu thai kỳ. Mặc dù vậy, một số phụ nữ vẫn có thể bị ớn lạnh khi mang thai vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối.
Tình trạng này thường không gây hại cho mẹ và bé nếu chỉ xuất hiện thoáng qua và không đi kèm với các triệu chứng bất thường khác. Tuy nhiên, bà bầu bị lạnh run kéo dài có thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ăn uống kém và mất ngủ.
[embed-health-tool-due-date]
Nguyên nhân bà bầu bị ớn lạnh rét run
Cảm giác ớn lạnh, rét run khi mang thai có thể xuất phát từ những thay đổi bình thường trong cơ thể hoặc do các vấn đề sức khỏe cần lưu ý. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị ớn lạnh khi mang thai.
Nguyên nhân không do bệnh lý
Tình trạng bà bầu bị ớn lạnh rét run thường là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những thay đổi sinh lý như:
Do thay đổi hormone khi mang thai
Đa số phụ nữ cảm thấy nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ khi mang thai so với bình thường. Điều này là do sự thay đổi hormone và tăng lưu lượng máu.
Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại thấy lạnh hơn bình thường, và điều này không có gì đáng lo ngại. Nguyên nhân có thể do:
- Thân nhiệt tăng nhẹ trong những tuần đầu thai kỳ có thể bị ớn lạnh rét run tương tự như khi bị cảm cúm.
- Sự gia tăng hormone thai kỳ, đặc biệt là progesterone, có thể ảnh hưởng đến quá trình điều hòa nhiệt độ cơ thể, khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn với cái lạnh.
Do tăng lưu lượng máu
Trong thai kỳ, lưu lượng máu tăng để cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan quan trọng và tử cung. Điều này có thể làm giảm tạm thời lưu thông máu đến các chi, khiến nhiều người cảm thấy tay chân lạnh khi mang thai.

Ớn lạnh khi mang thai do lo âu, căng thẳng
Lo âu và căng thẳng trong thai kỳ là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 10% phụ nữ mang thai. Cảm giác bất an, lo lắng hoặc sợ hãi có thể khiến bà bầu bị ớn lạnh rét run và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như:
Do chế độ dinh dưỡng không phù hợp
Thiếu chất dinh dưỡng hoặc có chế độ dinh dưỡng không phù hợp có thể ảnh hưởng đến khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể, khiến bà bầu bị ớn lạnh rét run.
Do ốm nghén
Nhiều phụ nữ bị ớn lạnh khi mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên. Thậm chí có bà bầu bị rét run về đêm 3 tháng đầu thai kỳ. Tình trạng này có thể là do mẹ bầu bị ốm nghén.
Ốm nghén, nôn mửa có thể khiến mẹ bầu chán ăn, không có đủ năng lượng để điều chỉnh thân nhiệt và giữ ấm cơ thể, do đó mà dễ dẫn đến trường hợp bà bầu bị ớn lạnh rét run trong tam cá nguyệt thứ nhất.
Do thiếu ngủ, kiệt sức

Thiếu ngủ và kiệt sức có thể làm giảm khả năng điều hòa thân nhiệt, khiến mẹ bầu dễ cảm thấy ớn lạnh hơn. Ngoài ra, thiếu ngủ và mệt mỏi kéo dài còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, làm giảm khả năng duy trì thân nhiệt ổn định, dễ khiến bà bầu bị ớn lạnh rét run.
Bà bầu bị ớn lạnh rét run do bệnh lý
Ớn lạnh khi mang thai do thiếu máu, thiếu sắt
Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ tế bào hồng cầu mang oxy. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến hệ thống làm ấm cơ thể.
Phụ nữ mang thai thường bị thiếu máu do thiếu sắt, nhất là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Đây là lý do mà nhiều bà bầu bị ớn lạnh rét run.
Các triệu chứng của thiếu máu bao gồm:
- Tay chân lạnh
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng
- Hụt hơi, khó thở
- Nhịp tim nhanh, đập mạnh
- Da nhợt nhạt
- Cảm thấy yếu ớt.
Để hạn chế nguy cơ bà bầu bị ớn lạnh rét run, hãy xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu khi đến lịch hẹn khám thai và xét nghiệm lại khi thai được 28 tuần.
Do mẹ bầu bị suy giáp
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, kiểm soát nhịp tim và nhiệt độ cơ thể, có thể khiến bà bầu bị ớn lạnh rét run.
Một số triệu chứng phổ biến của suy giáp bao gồm:
- Cảm giác lạnh
- Mệt mỏi
- Tăng cân
- Táo bón
- Da khô và có vảy
- Tóc và móng tay giòn
- Chuột rút cơ bắp
- Di chuyển, hành động và suy nghĩ chậm chạp
- Trầm cảm
- Đau, tê và ngứa ran ở bàn tay và ngón tay.
Trong một số trường hợp, thai kỳ gây ra chứng suy giáp khiến bà bầu bị ớn lạnh rét run. Ở những trường hợp khác, chứng suy giáp đã tồn tại trước khi mang thai và thai kỳ làm tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
Suy giáp có thể gây ra các biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật, thiếu máu, sinh non hoặc thai chết lưu. Việc điều trị đúng cách có thể giúp ngăn ngừa những biến chứng này.
Bà bầu bị ớn lạnh rét run do nhiễm trùng và sốt

Sốt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể từ 38°C trở lên. Mặc dù sốt thường khiến cơ thể cảm thấy nóng, nhưng cũng có thể gây cảm giác lạnh hoặc run rẩy. Đây là phản ứng bình thường khi cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, như cúm, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận…
Một số dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng và sốt khi mang thai bao gồm:
- Cảm giác lạnh, ớn lạnh hoặc rét run.
- Đau nhức cơ thể, mệt mỏi.
- Các triệu chứng khác tùy thuộc vào loại nhiễm trùng (ví dụ: nghẹt mũi do nhiễm trùng đường hô hấp, buồn nôn do nhiễm trùng dạ dày).
Sốt khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng như dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề phát triển ở thai nhi. Do đó, nếu bà bầu bị ớn lạnh rét run do sốt hoặc nhiễm trùng, cần đi khám để được hỗ trợ kịp thời.
Do huyết áp thấp
Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg. Đây là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, khiến bà bầu bị ớn lạnh rét run, chóng mặt, choáng váng, khó thở khi đứng dậy và đôi khi.
Nếu gặp các triệu chứng trên, bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Thông thường, huyết áp sẽ trở lại mức bình thường vào khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ.
Thông thường, cảm giác ớn lạnh khi mang thai không gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị ớn lạnh rét run đi kèm với các triệu chứng bất thường, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe cần được chú ý. Hãy đi khám nếu mẹ bầu gặp phải những dấu hiệu sau:
- Ớn lạnh kéo dài, dai dẳng hoặc nghiêm trọng: Nếu bạn thường xuyên cảm thấy lạnh dù đã mặc ấm và ở trong môi trường ấm áp, hãy đi khám vì có thể do suy giáp.
- Mệt mỏi và suy nhược: Đây có thể là dấu hiệu của thiếu máu hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.
- Chóng mặt hoặc choáng váng: Liên quan đến lượng đường trong máu thấp, huyết áp thấp hoặc mất nước.
- Sốt hoặc ớn lạnh: Có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, cần được thăm khám sớm.
- Cảm thấy lạnh kèm chuột rút nghiêm trọng, chảy máu nhiều hoặc đột nhiên mất các triệu chứng thai kỳ: Có thể cảnh báo sảy thai, cần đi khám càng sớm càng tốt.
Cách khắc phục tình trạng bà bầu bị ớn lạnh rét run
Việc điều trị ớn lạnh khi mang thai sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân.
Khắc phục từ nguyên nhân sinh lý
Bà bầu bị cảm lạnh nên làm gì? Nếu bà bầu bị ớn lạnh rét run không phải do bệnh lý, một số biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp cải thiện vấn đề bà bầu bị ớn lạnh rét run:
- Mặc nhiều lớp quần áo: Mặc nhiều lớp vừa giúp mẹ bầu giữ ấm, vừa giúp điều chỉnh trang phục khi quá nóng để duy trì sự thoải mái. Ví dụ, mặc quần legging bên trong quần dài hoặc áo cardigan bên ngoài áo thun.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt và các dưỡng chất cần thiết có thể giúp hạn chế tình trạng ớn lạnh khi mang thai. Mẹ bầu cũng có thể ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày nhằm duy trì năng lượng đều đặn để điều hòa thân nhiệt.
- Uống đủ nước: Uống đủ 8-12 ly nước mỗi ngày để duy trì thể tích máu và hỗ trợ tuần hoàn. Ngoài ra, uống nước ấm như trà thảo mộc hoặc súp cũng giúp giữ ấm.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Một giấc ngủ ngon hoặc giấc ngủ ngắn có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng bà bầu bị ớn lạnh rét run.
- Vận động nhẹ nhàng: Các bài tập nhẹ như đi bộ giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm cảm giác lạnh.
- Bổ sung vitamin trước sinh: Đảm bảo cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Vitamin trước sinh có thể giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
- Giữ ấm môi trường sống: Sử dụng lò sưởi hoặc đóng kín cửa sổ khi trời lạnh để giảm cảm giác ớn lạnh khi mang thai.
- Sử dụng chăn ấm hoặc miếng đệm sưởi ấm: Chăn ấm hoặc miếng đệm sưởi có thể giúp mẹ bầu làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, các mẹ cần tránh tắm vòi sen hoặc xông hơi quá nóng, vì điều này không an toàn khi mang thai.
Khắc phục từ nguyên nhân bệnh lý

Với mỗi nguyên nhân bệnh lý khác nhau gây ớn lạnh khi mang thai, cách khắc phục cũng sẽ khác nhau.
Thiếu máu do thiếu sắt: Nếu đây là nguyên nhân khiến bà bầu bị ớn lạnh rét run, bác sĩ có thể kê đơn viên bổ sung sắt cho mẹ bầu. Việc bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ nạc, thịt gia cầm và các loại đậu cũng rất quan trọng. Trong trường hợp thiếu máu nghiêm trọng, mẹ bầu có thể cần truyền sắt qua đường tĩnh mạch.
Suy giáp: Suy giáp sẽ được điều trị bằng thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Những loại thuốc này an toàn cho cả mẹ và bé, nhưng cần tránh dùng cùng lúc với vitamin trước khi sinh để không làm giảm khả năng hấp thụ thuốc.
Nhiễm trùng: Khi nghi ngờ bà bầu bị ớn lạnh rét run do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xét nghiệm và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm cả việc dùng kháng sinh nếu cần. Các loại thuốc an toàn cho bà bầu tương ứng với từng loại bệnh cũng sẽ được cân nhắc. Chẳng hạn như, nếu mẹ bầu bị sốt và ớn lạnh do cảm cúm, việc sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen để hạ sốt, giảm đau có thể cần thiết. Ngoài ra, bà bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn và uống đủ nước để hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Huyết áp thấp: Giữ đủ nước và chuyển tư thế chậm rãi (ví dụ từ tư thế ngồi hoặc nằm sang đứng) có thể giúp giảm chóng mặt và ngăn ngừa ngất xỉu. Trường hợp nghiêm trọng cần được bác sĩ thăm khám và theo dõi.
Lời khuyên của bác sĩ khi bà bầu bị ớn lạnh rét run
Nếu bà bầu bị ớn lạnh rét run, dưới đây là những lời khuyên từ chuyên gia sức khỏe:
- Theo dõi và ghi lại các triệu chứng: Hãy chú ý đến tần suất, mức độ ớn lạnh và các triệu chứng đi kèm như sốt, đau đầu, chóng mặt.
- Thông báo với bác sĩ: Ngay cả khi không có dấu hiệu bất thường, bà bầu bị ớn lạnh rét run cũng cần nói với bác sĩ về tình trạng này trong lần khám thai gần nhất. Bác sĩ sẽ kiểm tra các vấn đề như thiếu máu, suy giáp hoặc nhiễm trùng.
- Tìm kiếm hỗ trợ y tế khi cần: Nếu cảm giác lạnh đi kèm với sốt, mệt mỏi kéo dài hoặc dấu hiệu bất thường khác, hãy đi khám ngay.
- Phòng ngừa ớn lạnh khi mang thai: Mẹ bầu có thể phòng ngừa hoặc hạn chế tình trạng ớn lạnh khi mang thai trở nặng bằng cách tránh xa người bệnh, rửa tay thường xuyên, mặc quần áo phù hợp theo mùa, tiêm vắc xin ngừa cúm…
FAQs – Những câu hỏi thường gặp
1. Bị lạnh khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?
Phụ nữ có bầu bị lạnh người trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể là phản ứng bình thường của cơ thể trước những thay đổi về nội tiết tố, chuyển hóa và lưu lượng máu. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị ớn lạnh rét run cực độ hoặc cảm giác lạnh đi kèm với các dấu hiệu như chuột rút nghiêm trọng, chảy máu nhiều hoặc mất các triệu chứng mang thai, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
2. Thân nhiệt bà bầu lúc nóng lúc lạnh là do đâu? Cách khắc phục
Thông thường, sự dao động thân nhiệt trong thai kỳ thường do thay đổi nội tiết tố hoặc sự thay đổi lưu thông máu. Để khắc phục, mẹ bầu nên mặc quần áo thoải mái, phù hợp với thời tiết, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và duy trì môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ.
Tuy nhiên, đôi khi, thân nhiệt bà bầu lúc nóng lúc lạnh có thể liên quan đến các bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng… Nếu bà bầu bị ớn lạnh rét run nghiêm trọng, kéo dài, hoặc kèm theo những dấu hiệu bất thường khác, mẹ bầu nên đi khám để được chẩn đoán chính xác.
3. Bị ớn lạnh rét run khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Nếu nguyên nhân là do thay đổi thời tiết hoặc nhiệt độ môi trường sống lạnh, việc bà bầu bị rét run về đêm 3 tháng cuối là hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, nếu môi trường ấm hoặc mẹ bầu đã cố gắng giữ ấm nhưng vẫn cảm thấy ớn lạnh, rét run trong 3 tháng cuối thai kỳ thì cần đặc biệt chú ý. Ở tam cá nguyệt thứ ba, việc bà bầu bị ớn lạnh rét run bất thường có thể xuất phát từ các nguyên nhân như thiếu máu do thiếu sắt, nhiễm trùng hoặc huyết áp thấp. Nếu triệu chứng đi kèm với sốt cao, đau bụng hoặc xuất huyết, cần đi khám ngay để loại trừ nguy cơ biến chứng thai kỳ.
4. Nghén lạnh là dấu hiệu mang thai con trai hay con gái? Có chính xác không?
Nhiều người thắc mắc không biết liệu bà bầu nghén lạnh đẻ con gì, con trai hay con gái? Theo quan niệm dân gian, mẹ bầu bị nghén lạnh có thể sinh con trai.
Tuy nhiên, điều này chưa có căn cứ khoa học. Giới tính của thai nhi chỉ được xác định chính xác thông qua xét nghiệm y tế.
5. Tại sao bà bầu bị lạnh vào ban đêm?
Bà bầu bị ớn lạnh rét run vào ban đêm có thể liên quan đến môi trường sống lạnh, sự thay đổi hormone, giảm nhiệt độ cơ thể khi nghỉ ngơi hoặc do lưu thông máu chưa tối ưu. Để hạn chế, mẹ bầu nên:
- Mặc đồ ngủ ấm.
- Sử dụng chăn có độ dày phù hợp.
- Giữ không gian phòng ngủ ấm áp.
- Uống nhiều nước để máu lưu thông tốt hơn.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học.
6. Cách phân biệt ớn lạnh do mang thai với do bệnh lý?
- Ớn lạnh do mang thai: Thường không kèm sốt, diễn ra ở mức độ nhẹ và thường không gây mệt mỏi quá mức.
- Ớn lạnh do bệnh lý: Có thể kèm theo sốt, đau cơ, mệt mỏi, chảy nước mũi hoặc các triệu chứng khác. Nếu nghi ngờ bà bầu bị ớn lạnh rét run do bệnh lý, hãy đi khám để được chẩn đoán chính xác.
7. Làm sao để giữ ấm an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ?
- Mặc quần áo đủ ấm, chất liệu thoáng khí để tránh bị bí mồ hôi.
- Uống đủ nước ấm để duy trì thân nhiệt.
- Tránh tắm nước quá lạnh, đặc biệt vào mùa đông.
- Giữ không gian sống ấm áp.
- Hạn chế ra ngoài trời lạnh nếu không cần thiết.
Nếu cơn ớn lạnh khi mang thai kéo dài, mẹ bầu nên đi khám để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý.
Kết luận
Cảm giác ớn lạnh khi mang thai có thể chỉ là biểu hiện bình thường của sự thay đổi nội tiết tố và tuần hoàn máu. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị ớn lạnh rét run kéo dài, hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường khác, cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn và chăm sóc kịp thời.
Việc duy trì thân nhiệt ổn định và áp dụng các biện pháp giữ ấm an toàn sẽ góp phần giúp thai kỳ diễn ra suôn sẻ hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ bầu hãy liên hệ với chuyên gia y tế để được hỗ trợ tốt nhất.