backup og meta

Giải đáp: Các xét nghiệm trước khi sinh mổ mẹ cần thực hiện là gì?

Giải đáp: Các xét nghiệm trước khi sinh mổ mẹ cần thực hiện là gì?

Nếu bác sĩ cho biết mẹ khó có thể sinh thường, để có sự chuẩn bị tốt nhất cho ca sinh, mẹ sẽ cần thực hiện các xét nghiệm trước khi sinh mổ khá phức tạp. Điều này giúp các bác sĩ có sự chuẩn bị tốt nhất giúp bạn và bé được mẹ tròn con vuông. 

Mục đích của việc thực hiện các xét nghiệm trước khi sinh mổ là để xem xét tình hình sức khỏe chung của mẹ. Sau đó, dựa vào các kết quả xét nghiệm này mà bác sĩ sẽ quyết định mẹ có nhất thiết phải sinh mổ hay không và cần chuẩn bị những gì. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay các xét nghiệm trước khi sinh mổ mẹ cần thực hiện trong bài viết sau nhé!

1. Xét nghiệm đông máu

Một trong các xét nghiệm trước khi sinh mổ mà các mẹ bầu chắc chắn phải thực hiện là xét nghiệm đông máu cơ bản. Nguyên do là bởi đây là xét nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng giúp chuẩn đoán sớm, chính xác về mức độ rối loạn và sự tiến triển của các rối loạn đông máu ở phụ nữ mang thai.

Trong quá trình mổ, mẹ bầu sẽ mất một lượng máu nhất định, nếu chỉ số xét nghiệm đông máu cơ bản không đạt chuẩn có thể giúp dự đoán những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình mổ đẻ, từ đó giúp bác sĩ có phương án dự phòng tốt hơn.

2. Xét nghiệm nhóm máu: Một trong các xét nghiệm trước khi sinh mổ quan trọng

Trong thai kỳ, khi đi khám thai, mẹ bầu sẽ được bác sĩ đề nghị thực hiện làm xét nghiệm nhóm máu ABO và Rh. Xét nghiệm máu là bài xét nghiệm tổng quan sức khỏe của mẹ bầu, ngoài ra hình thức xét nghiệm này còn có mục đích:

  • Xác định nhóm máu và thành phần chính của hồng cầu
  • Đánh giá mức độ của định lượng hemoglobin huyết thanh
  • Chẩn đoán mức độ rối loạn và sự diễn tiến của tình trạng đông máu ở mẹ bầu.

Xét nghiệm máu thông thường rất nhanh chóng và đơn giản. Kết quả của việc xét nghiệm máu sẽ hữu ích cho bác sĩ đỡ sinh. Họ sẽ dựa vào đó và chuẩn bị máu để truyền trong quá trình sinh mổ, nếu cần. Ngoài ra, mẹ cũng cần hỏi bác sĩ những lưu ý và cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm máu nhé!

3. Xét nghiệm những bệnh truyền nhiễm

Thực hiện xét nghiệm những bệnh truyền nhiễm là điều cần thiết giúp bảo vệ an toàn sức khỏe cho bé trong quá trình sinh nở. Mẹ bầu có thể cần làm các xét nghiệm những bệnh truyền nhiễm sau:

Việc xét nghiệm sẽ giúp mẹ phát hiện ra bệnh tình và được bác sĩ tiến hành điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng. Nếu được điều trị chăm sóc sớm, bé sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc phải những bệnh truyền nhiễm này. Đồng thời, những người xung quanh như bạn đời và các thành viên trong gia đình cũng sẽ giảm nguy cơ bị lây nhiễm. Trong trường hợp mẹ bầu mắc phải một trong những bệnh kể trên, bạn đời và người thân trong gia đình cũng cần phải xét nghiệm để kịp thời điều trị nếu chẳng may bị lây nhiễm.

4. Xét nghiệm đường huyết (glucose)

xét nghiệm máu trước khi sinh

Một trong các xét nghiệm trước khi sinh mổ khác mà mẹ bầu cần thực hiện là xét nghiệm đường huyết (glucose). Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra lượng đường huyết trong thai kỳ của mẹ bầu. Nếu mẹ bầu có lượng đường huyết quá cao và mắc phải bệnh tiểu đường trong thai kỳ thì việc sinh mổ có thể gặp phải nhiều biến chứng như nhiễm trùng vết mổ, băng huyết… Vì thế, dựa vào kết quả xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ nắm rõ được tình trạng sức khỏe của mẹ và có sự chuẩn bị tốt nhất cho ca sinh.

Bác sĩ có thể yêu cầu mẹ chỉ nên uống nước lọc trong ngày thực hiện xét nghiệm. Xét nghiệm đường huyết sẽ diễn ra như sau:

  • Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu trong từ tĩnh mạch khi mẹ bầu đói
  • Mẹ sẽ được uống một dung dịch glucose chuyên biệt
  • Tiếp tục lấy máu vào nhiều thời điểm khác nhau trong vài giờ để đo nồng độ glucose trong máu của mẹ.

[embed-health-tool-due-date]

5. Xét nghiệm nước tiểu: Một trong các xét nghiệm trước khi sinh mổ cần thiết

các xét nghiệm trước khi sinh mổ

Xét nghiệm nước tiểu là một trong các xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh mổ. Kết quả của xét nghiệm này sẽ giúp xác định được:

Mẹ bầu hãy lưu ý hãy uống nước đầy đủ trước khi xét nghiệm nhé! Xét nghiệm nước tiểu sẽ được thực hiện theo các bước sau:

  • Rửa tay và lau vùng kín sạch sẽ bằng khăn lau do bác sĩ cung cấp
  • Lấy nước tiểu ở lúc giữa thời gian đi
  • Lấy nước tiểu đến vạch do bác sĩ chỉ định.
  • Nhân viên phòng xét nghiệm sẽ đưa que thử vào mẫu hoặc nhỏ vài giọt nước tiểu lên que thử để kiểm tra lượng đường, protein…

6. Xét nghiệm vùng chậu (siêu âm)

Để xác định được chính xác bạn có thể sinh thường hay sinh mổ, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện xét nghiệm đánh giá vùng chậu. Hình thức xét nghiệm này thường được thực hiện khi quá trình chuyển dạ không tiến triển hoặc khi bác sĩ nghi ngờ đầu bé quá to hoặc khung xương chậu của mẹ quá nhỏ. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định cách thức sinh phù hợp.

Xét nghiệm vùng chậu được thực hiện bằng cách khám lâm sàng và sau đó sẽ chụp X-quang, CT hoặc MRI. Cách thức xét nghiệm này dùng để đo đường kính của xương chậu và kích thước đầu của bé. Thực tế là việc chụp MRI thì quá đắt đỏ, trong khi đó, nhiều mẹ bầu lại băn khoăn rằng việc chụp X-quang có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bé nên có phần lo lắng, mệt mỏi. Do đó, để bảo đảm an toàn cho bé, mẹ chỉ nên thực hiện xét nghiệm này tại những phòng khám, bệnh viện có uy tín cùng với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao để không gây ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng.

Hello Bacsi hy vọng rằng qua bài viết, bạn đã nắm rõ được các xét nghiệm trước khi sinh mổ và có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình vượt cạn. Chúc bạn mẹ tròn con vuông.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Screening for hepatitis B, HIV and syphilis https://www.nhs.uk/pregnancy/your-pregnancy-care/screening-for-hepatitis-b-hiv-and-syphilis/ Ngày truy cập: 10/06/2021

Common Tests During Pregnancy https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/common-tests-during-pregnancy#genetic Ngày truy cập: 10/06/2021

C-section https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/c-section/about/pac-20393655 Ngày truy cập: 10/06/2021

Glucose screening tests during pregnancy https://medlineplus.gov/ency/article/007562.htm Ngày truy cập: 10/06/2021

Urine Tests During Pregnancy https://www.whattoexpect.com/pregnancy/pregnancy-health/prenatal-testing-urine-tests/ Ngày truy cập: 10/06/2021

Phiên bản hiện tại

30/05/2023

Tác giả: Phối Linh

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Tim thai: Dấu hiệu sức khỏe bé yêu mẹ cần đặc biệt lưu ý

Giải đáp thắc mắc: Quy trình của một ca sinh mổ diễn ra như thế nào?


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Phối Linh · Ngày cập nhật: 30/05/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo