🔥 Bài đăng hot nhất

Đi vệ sinh nặng ra máu tươi là bệnh gì? Nguyên nhân & cách điều trị

Đi cầu ra máu tươi không đau hậu môn thường xuất hiện ở những người bệnh trĩ độ nhẹ. Nếu tình trạng này không xảy ra thường xuyên mà chỉ gặp khi táo bón, chúng thường không nguy hiểm và tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, trường hợp máu chảy liên tục, kèm theo đau rát hoặc một số triệu chứng sức khỏe khác thì có thể đến từ một bệnh lý nguy hiểm nào đó.


Triệu chứng đi cầu ra máu không đến từ một nguyên nhân duy nhất và nó khác nhau ở từng bệnh lý khác nhau. Máu có thể là màu đỏ tươi hoặc hồng tươi, đôi khi là máu đen lẫn trong phân. Cạnh đó, lượng máu có thể là ít hoặc nhiều, chỉ là vệt nhỏ hoặc chảy thành tia.


Máu lẫn trong phân đến từ những nguyên nhân nào?

Bệnh trĩ

Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng đi vệ sinh nặng ra máu tươi.

Lỗ rò ống tiêu hóa

Vì một nguyên nhân nào đó, có thể là nhiễm khuẩn khiến xuất hiện các lỗ rò giữa hậu môn và trực tràng hoặc giữa hậu môn và da.

Viêm túi thừa

Hầu hết các túi thừa này đều không gây ra triệu chứng, nếu có chỉ là chảy máu tuy nhiên thường sẽ tự hết. Tuy nhiên, nếu để túi thừa bị nhiễm trùng hoặc bị viêm, có thể dẫn đến chảy máu trực tràng. Trong trường hợp chảy máu với một lượng đáng kể, người bệnh cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để điều trị.


Cách điều trị đi ngoài ra máu tươi tại nhà

Phần lớn các trường hợp đi cầu ra máu tươi đến từ bệnh trĩ, nếu như vậy thì cũng không cần phải quá lo lắng. Trong trường hợp trĩ độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Kiểu tắm ngồi: Bạn cần chuẩn bị một thau nước đủ ấm và trực tiếp ngồi vào trong đó. Để giảm đau và giảm sưng viêm, có thể hòa vào đó một ít muối Epsom.

Sử dụng khăn giấy ướt: Việc lau vùng hậu môn bằng khăn giấy khô thông thường có thể chà xát trực tiếp lên búi trĩ và gây ra khó chịu. Vì vậy, bạn hãy thay chúng bằng loại khăn giấy ướt để có độ mềm, ẩm để vệ sinh. Đồng thời, nên chọn loại uy tín, không có hương liệu cũng như thành phần dễ kích thức da.

Chườm lạnh hậu môn: Sau khi đi ngoài ra máu, bạn hãy sử dụng một chiếc khăn lạnh, đã được cuộn lại để chườm trực tiếp lên thành hậu môn. Điều này sẽ phần nào giúp giảm được sự đau rát sau khi đi ngoài, nhất là người bị táo bón và đồng thời làm giảm viêm. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp và thời gian chườm chỉ nên từ 15-20 phút.

Sử dụng thuốc không kê đơn: Một số sản phẩm như kem bôi ngoài da hoặc thuốc đạn đặt trĩ cũng thường được áp dụng để điều trị chứng đi vệ sinh nặng ra máu tươi.


Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đi vệ sinh nặng ra máu tươi. Mỗi người có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau. Nếu chỉ là chảy máu trực tràng đơn thuần, chúng hoàn toàn có thể được khống chế bằng một số biện pháp trên. Trong trường hợp chảy máu nhiều, máu đỏ thẫm hoặc máu đen lẫn trong phân, kèm theo một số triệu chứng khác, người bệnh nên đi khám để kịp thời xử lý các vấn đề bất thường nào.

0
16k
0 Bình luận

0 bình luận

Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!