Đông Nam Á là khu vực phải đối mặt với các loại bệnh mãn tính, không lây nhiễm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 55% số ca tử vong trong khu vực này là do các bệnh mãn tính gây ra.
Những bệnh mãn tính bao gồm: bệnh tim, đái tháo đường, đột quỵ và bệnh ung thư.
Các bệnh mãn tính không lây nhiễm là căn bệnh giết người số 1 ở khu vực Đông Nam Á. Các bệnh mãn tính không lây chính là những bệnh không thể lây từ người này sang người khác.
Những căn bệnh mãn tính này cướp đi sinh mạng của khoảng 8,5 triệu người mỗi năm.
Một nghiên cứu về bệnh suy tim ở Đông Nam Á cho thấy những người từ các nước Đông Nam Á có nhiều khả năng chết sớm do bệnh mãn tính không lây nhiễm này như sau:
- Philippines (27,9%)
- Myanmar (24,3%)
- Indonesia (23,1%)
- Malaysia (19,6%)
- Campuchia (17,7%)
- Việt Nam (17,4%)
- Thái Lan (16,2%)
- Singapore (10,2%)
Trong khi đó, tại Đài Loan, bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch chính là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai. Tại Ấn Độ, bệnh mãn tính không lây nhiễm chiếm 60% số ca tử vong – trong đó, bệnh tim mạch, chẳng hạn như thiếu máu cơ tim cục bộ và các bệnh lý mạch máu não như đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu.
Nhiều căn bệnh đe dọa tính mạng kể trên là do những lựa chọn lối sống nhất định gây ra. Những thói quen như chế độ ăn uống quá mức không lành mạnh, ít tập luyện thể thao và sử dụng nhiều thuốc lá trong thời gian dài góp phần gây ra những căn bệnh này.
Lối sống khỏe mạnh – bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc lá (hoặc các sản phẩm thuốc lá khác) – có thể ngăn ngừa ít nhất 80% đột quỵ, bệnh tim mạch và đái tháo đường.
Câu hỏi vẫn là: chúng ta đang làm gì để đối mặt với nó?
Thật ra, những thói quen không lành mạnh và nguy cơ mắc các loại bệnh này sẽ không thể mất đi. Dựa trên khảo sát với độc giả tại Hello Health, hàng nghìn độc giả trên khắp Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Đài Loan và Ấn Độ, cho thấy rằng mọi người tìm kiếm 3 chủ đề này nhiều nhất: