Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Biểu đồ tăng trưởng này giúp đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI) của trẻ, biểu thị cho sự tăng trưởng của trẻ dựa trên yếu tố bách phân vị do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị.

Thông tin kiểm chứng bởi
17/10/2022
health-tool-icon

Công cụ Biểu đồ Tăng trưởng của Trẻ em đo chiều cao và cân nặng của trẻ dựa trên các bách phân vị trung bình do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) thiết lập, cũng như các số liệu do Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo. Công cụ này chỉ dành cho việc tham khảo thông tin mà không tính đến các yếu tố khác như di truyền hoặc tình trạng sức khỏe đặc biệt của mỗi trẻ. Do đó, kết quả này không thể thay thế đánh giá và chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa. Chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa của con bạn hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế tại địa phương để có đánh giá chính xác hơn.

Biểu đồ Tăng trưởng của Trẻ em là gì?

Biểu đồ tăng trưởng giúp các bậc phụ huynh và bác sĩ nhi khoa theo dõi sự phát triển của trẻ theo thời gian. Chiều cao, cân nặng, vòng đầu và chỉ số BMI của trẻ có thể được so sánh với các thông số của các trẻ cùng tuổi và giới tính để xác định xem trẻ có đang tăng trưởng một cách phù hợp hay không.

Cách đọc biểu đồ tăng trưởng của trẻ như thế nào?

Bách phân vị là phép đo thể hiện vị trí của một đứa trẻ so với những đứa trẻ khác. Trên biểu đồ tăng trưởng, các bách phân vị được hiển thị dưới dạng các đường vẽ đồ thị.

Khi bạn vẽ biểu đồ cân nặng và chiều cao của một đứa trẻ trên đồ thị này, bạn sẽ thấy các chỉ số của bé thuộc nhóm bách phân vị tương ứng.

Số bách phân vị càng cao thì có thể được hiểu rằng trẻ càng lớn/cao khi so sánh với những đứa trẻ khác cùng độ tuổi và giới tính, về chiều cao và cân nặng.

Số phần trăm càng thấp thì trẻ càng nhỏ/thấp khi so sánh với những đứa trẻ khác cùng độ tuổi và giới tính.

Ví dụ: Một bé ở bách phân vị thứ 5 được xem là nhẹ cân hơn 95% những trẻ khác ở cùng độ tuổi. Mặt khác, một bé ở phân vị thứ 90 được xem là nặng hơn 90% những trẻ khác cùng độ tuổi.

Tại sao việc theo dõi sự phát triển của trẻ lại trở nên quan trọng?

Theo dõi chiều cao, cân nặng và chu vi vòng đầu của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng theo thời gian cho phép bác sĩ nhi khoa và phụ huynh theo dõi xem trẻ có đang phát triển quá chậm hoặc quá nhanh không – từ đó đặt ra các vấn đề về dinh dưỡng hoặc sức khỏe khác ở trẻ cần được quan tâm.

Dù vậy, không nên quá xem trọng việc đánh giá dựa trên bách phân vị. Điều này chỉ cho thấy bác sĩ nhi khoa đang theo dõi sự phát triển của con bạn theo thời gian. Rằng liệu bé có đang tăng trưởng trong vùng phân vị của mình, nghĩa là bé đang tăng trưởng tốt. Hay liệu có sự thay đổi nào trong kênh phát triển của bé, cho thấy bé đang gặp vấn đề sức khỏe hay không? Đây mới là điều quan trọng vì nó giúp sớm phát hiện những thay đổi trong giai đoạn đầu đời của một đứa trẻ.

Những tiêu chuẩn này đến từ đâu?

Các tiêu chuẩn này được phát triển bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập được trong Nghiên cứu Tham khảo về Tăng trưởng Đa trung tâm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Nghiên cứu tham khảo về tăng trưởng đa trung tâm của WHO (MGRS) được thực hiện từ năm 1997 đến năm 2003 nhằm tạo ra các vùng tăng trưởng mẫu để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên khắp thế giới. MGRS đã thu thập dữ liệu tăng trưởng sơ cấp và các thông tin liên quan từ khoảng 8,500 trẻ em đến từ các nền văn hóa và dân tộc khác nhau (như Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, Oman và Hoa Kỳ).

Nghiên cứu được kỳ vọng sẽ cung cấp một tiêu chuẩn quốc tế đồng nhất thể hiện sự mô tả tốt nhất về tăng trưởng sinh lý cho tất cả trẻ em từ sơ sinh đến 5 tuổi, và qua đó, thiết lập mô hình nuôi con bằng sữa mẹ là mô hình chuẩn cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

advertisement iconQuảng cáo
Chuyên mục
Công cụ
Đặt bác sĩ
Cộng đồng