Có thể bạn quan tâm: 10 bí quyết tăng chiều cao tuổi dậy thì đơn giản mà hiệu quả
Tốc độ phát triển ở tuổi dậy thì của bé gái và bé trai khác nhau như thế nào?
So với bé gái, bé trai thường dậy thì muộn hơn. Cụ thể, con trai thường dậy thì trong độ tuổi từ 10 đến 13. Trong đó, hầu hết bé trai sẽ phát triển vượt trội về chiều cao ở giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng của con trai thường muộn hơn khoảng 2 năm so với con gái. Các bé trai có thể ngừng tăng chiều cao khi 16 tuổi nhưng cơ bắp của trẻ vẫn tiếp tục phát triển.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và lý giải vì sao trẻ chậm phát triển?

Về cơ bản, chiều cao khi trưởng thành của một người thường chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ yếu tố di truyền. Điều này đồng nghĩa rằng cha mẹ càng cao thì sinh con càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, đây không hẳn là quy luật đúng tuyệt đối. Trên thực tế, nhiều đứa trẻ vẫn có thể cao ráo dù cha mẹ có chiều cao thấp hơn mức trung bình. Nguyên nhân là vì chiều cao của trẻ cũng có thể chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ, tập luyện và chơi thể thao.
Mặt khác, đối với những trẻ có xu hướng chậm phát triển về chiều cao một cách bất thường thì bạn cần lưu ý đến một số nguyên nhân sau đây:
Yếu tố di truyền
Nhiều vấn đề di truyền có thể ảnh hưởng đến chiều cao khi trưởng thành. Chẳng hạn như trẻ mắc hội chứng Down hoặc hội chứng Turner thường có chiều cao thấp hơn mức trung bình hoặc thấp hơn so với các thành viên khác trong gia đình.
Các vấn đề liên quan đến hormone
Hormone tuyến giáp có vai trò kiểm soát sự tăng trưởng chiều cao ở tuổi dậy thì. Một số trẻ có nồng độ hormone này ít hơn bình thường sẽ thấp hơn so với chiều cao trung bình.
Bệnh lý kéo dài
Một số bệnh lý nghiêm trọng hoặc kéo dài như ung thư, bệnh celiac, bệnh thận, viêm khớp, hen suyễn… cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ. Vì vậy, nếu mắc một trong những bệnh lý kể trên trẻ có xu hướng chậm phát triển hoặc thấp bé khi trưởng thành.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!