Lần đầu tiên có kinh nguyệt có thể là hiện tượng khiến trẻ ở tuổi dậy thì cảm thấy bối rối. Đây là cột mốc phát triển quan trọng của phụ nữ vì là tín hiệu thông báo bạn đã có khả năng sinh sản.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Lần đầu tiên có kinh nguyệt có thể là hiện tượng khiến trẻ ở tuổi dậy thì cảm thấy bối rối. Đây là cột mốc phát triển quan trọng của phụ nữ vì là tín hiệu thông báo bạn đã có khả năng sinh sản.
Vì vậy, dù bạn đang ở tuổi dậy thì hoặc là phụ huynh có con gái đang ở độ tuổi này thì đều nên trang bị những kiến thức, thông tin cần thiết về cách chăm sóc sức khỏe khi chuẩn bị trải qua chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ tổng hợp những điều cần quan tâm về lần đầu tiên có kinh nguyệt ở nữ giới để bạn tham khảo một cách đầy đủ.
Chu kỳ kinh nguyệt là một phần quan trọng của hệ sinh dục nữ vì cần thiết cho quá trình mang thai và sinh sản. Việc hành kinh diễn ra theo chu kỳ nhưng sẽ có những đặc điểm khác nhau ở mỗi người. Hầu hết các bé gái đều có kinh lần đầu khi ở độ tuổi từ 11 – 15 nhưng vẫn có trường hợp có kinh sớm hơn hoặc muộn hơn.
Lần đầu tiên có kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra sau khi bạn rụng trứng lần đầu tiên. Trước đó, buồng trứng sẽ giải phóng trứng ra ống dẫn trứng và di chuyển xuống tử cung. Đồng thời, khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn bắt đầu, buồng trứng tiết ra nội tiết tố estrogen và progesterone khiến niêm mạc tử cung dày lên. Đây là giai đoạn chuẩn bị cho việc thụ thai khi tinh trùng gặp trứng.
Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, trứng cùng với lớp niêm mạc trên thành tử cung sẽ bong tróc và được đẩy ra ngoài dẫn đến chảy máu hay còn gọi là kinh nguyệt.
Lần đầu tiên có kinh nguyệt có thể không kéo dài lâu, chỉ xảy ra trong khoảng vài ngày, vì cơ thể có thể mất vài tháng để trở lại nhịp điệu bình thường. Lượng máu trong những lần đầu có kinh nguyệt có thể rất ít, đôi khi chỉ là một vài vết máu màu nâu đỏ.
Sau khi cơ thể ổn định, thời gian có kinh nguyệt có thể sẽ kéo dài và lượng máu kinh nhiều hơn. Thời gian có kinh nguyệt kéo dài từ 2 đến 7 ngày là bình thường.
Kinh nguyệt là kết quả của quá trình dậy thì và có liên quan đến hormone. Do đó, dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu tiên thường phụ thuộc vào việc bé gái đã dậy thì hay chưa? Bạn có thể xác định thời điểm sắp hành kinh lần đầu tiên qua những đặc điểm sau:
Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ thường khác nhau về thời gian, lượng máu, các triệu chứng trước và trong khi hành kinh. Một chu kỳ kinh trung bình là khoảng 28 ngày và tình trạng chảy máu thường diễn ra trong khoảng từ 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn có chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn, lượng máu chảy nhiều hơn hoặc ít hơn. Lần đầu tiên có kinh nguyệt cũng khác nhau ở mỗi người, chẳng hạn như:
Cả 2 trường hợp trẻ bị hành kinh lần đầu này đều bình thường. Máu kinh có thể chuyển từ màu nâu sang đỏ sẫm và một số trường hợp có thể có những cục máu đông nhỏ. Tương tự như vậy, một số bạn gái khi hành kinh cảm thấy rất nhẹ nhàng nhưng sẽ có người cảm thấy đau bụng, chuột rút dữ dội.
Hơn nữa, các chu kỳ hành kinh trong khoảng 2 – 3 năm đầu tiên thường không đều đặn do lượng hormone trong cơ thể chưa ổn định. Bạn không cần quá lo lắng vì chu kỳ kinh sẽ đều hơn theo thời gian khi bạn trưởng thành.
Lần đầu có kinh nguyệt phải làm gì? Hiện nay, bạn đã có nhiều lựa chọn hơn để đối phó với ngày “rụng dâu” như dùng băng vệ sinh, tampon hoặc cốc nguyệt san. Tuy nhiên, đối với lần đầu tiên có kinh nguyệt, lời khuyên là bạn vẫn nên dùng băng vệ sinh vì chúng tiện lợi và dễ sử dụng hơn so với 2 “ứng cử viên” còn lại. Bạn có thể tham khảo một số chia sẻ sau để có lựa chọn phù hợp.
Đây là món đồ quen thuộc của tất cả cô gái trong “ngày đèn đỏ”. Băng vệ sinh dạng miếng có nhiều kích cỡ, độ dày khác nhau, bao gồm băng nhỏ hàng ngày, băng dùng cho ban ngày và loại dùng vào ban đêm. Băng vệ sinh dạng miếng là công cụ “hứng dâu” mà không cần đưa vào âm đạo nên rất dễ sử dụng và phù hợp cho bạn gái lần đầu có kinh nguyệt. Tuy nhiên, băng vệ sinh vẫn có một số nhược điểm như:
Tampon là loại băng vệ sinh có hình dạng như một chiếc que và có thể đưa vào âm đạo để thấm hút kinh nguyệt. Nhiều cô gái thấy tampon tiện lợi hơn băng vệ sinh thông thường vì không bị lộ ra ngoài, đặc biệt tạo cảm giác thoải mái khi chơi thể thao hoặc bơi lội. Tuy nhiên, tampon vẫn có một số điểm hạn chế như:
Cốc nguyệt san là một sản phẩm thay thế cho băng vệ sinh và tampon. Loại cốc này thường được làm bằng silicone và có thể đựng kinh nguyệt khi đưa vào âm đạo. Ưu điểm lớn nhất của cốc nguyệt san đó là bạn có thể tái sử dụng nhiều lần, hạn chế rác thải và giảm thiểu nguy cơ gặp phải hội chứng sốc nhiễm độc.
Tuy nhiên, nếu là lần đầu tiên có kinh nguyệt thì cốc nguyệt san có thể không phải là sản phẩm tiện lợi dành cho bạn. Bởi vì đây là sản phẩm cần có thời gian tìm hiểu để lựa chọn loại cốc có kích cỡ phù hợp và biết cách đưa cốc vào âm đạo an toàn.
Trong số những sản phẩm trên, bạn có thể chọn cách trải nghiệm từng sản phẩm để chọn được loại băng vệ sinh phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng không nhất thiết sử dụng cố định một loại sản phẩm mà có thể thay đổi tùy theo những nhu cầu khác nhau. Lưu ý là cần thay băng vệ sinh, tampon hay đổ cốc nguyệt san từ 3 – 6 lần mỗi ngày khi hành kinh để đảm bảo vệ sinh vùng kín.
Lần đầu tiên có kinh nguyệt sẽ không chảy máu quá nhiều. Nếu chảy máu kinh quá nhiều, cần thay băng vệ sinh hoặc tampon sau mỗi 1-2 giờ. Nếu thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, hãy đi khám bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp nhất.
Những bé gái lần đầu tiên có kinh nguyệt thường sẽ gặp tình trạng kinh nguyệt không đều trong vài năm đầu. Đây là điều hoàn toàn bình thường.
Vậy, có kinh lần đầu khi nào có lại? Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể ngắn nhất là 21 ngày và dài nhất là 45 ngày (hoặc thậm chí lâu hơn).
Mặc dù tình trạng kinh nguyệt không đều trong 3 năm đầu tiên là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu trẻ không có kinh trong hơn 6 tháng, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Hầu hết các cô gái lần đầu tiên có kinh nguyệt đều không gặp phải vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn hoặc con gái của bạn sẽ cần đi khám trong những trường hợp như:
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về lần đầu tiên có kinh nguyệt.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!