backup og meta

Bệnh tic có chữa được không? Hướng dẫn cách chữa bệnh tic ở trẻ em

Bệnh tic có chữa được không? Hướng dẫn cách chữa bệnh tic ở trẻ em

Rối loạn tic ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Thực trạng này khiến nhiều cha mẹ lo lắng không biết trẻ mắc bệnh tic có chữa được không?

Tic là một dấu hiệu đặc trưng của hội chứng Tourette. Trẻ mắc phải hội chứng tic thường tạo ra những âm thanh hoặc chuyển động lặp đi lặp lại không có chủ ý. Vậy, bệnh tic có chữa được không? Có những cách chữa bệnh tic ở trẻ em nào đang được áp dụng? Bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc này.

Bệnh tic là gì?

Trước khi biết được bệnh tic có chữa được không, mời bạn cùng tìm hiểu rối loạn tic ở trẻ em là gì?

Tic là một chuyển động hoặc âm thanh lặp đi lặp lại, đột ngột, không hữu ý, không có mục đích rõ ràng và khó có thể kiểm soát. Nếu những cử động này xuất hiện ở cơ vận động thì gọi là tic vận động, ví dụ như trẻ chớp mắt liên tục. Còn nếu tic liên quan đến âm thanh thì gọi là tic âm thanh, chẳng hạn như bé hắng giọng, lẩm bẩm…

Ngoài ra, dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà tic còn được phân loại thành tic đơn giản và tic phức tạp.

Các triệu chứng của rối loạn tic ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến bé gặp nhiều rắc rối trong giao tiếp, học tập, vui chơi. Chính vì vậy mà các bậc phụ huynh luôn muốn biết bệnh tic có chữa được không và các phương pháp chữa bệnh tic ở trẻ là gì.

Giải đáp thắc mắc: Bệnh tic có chữa được không?

bệnh tic có chữa được không

Sau khi biết được rối loạn Tic ở trẻ em là gì, câu hỏi được đặt ra là “Trẻ bị bệnh tic có chữa được không?”. Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh tic ở trẻ em có thể được điều trị nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và cha mẹ.

Quá trình điều trị rối loạn tic ở trẻ em thường tập trung vào việc quản lý và giảm các triệu chứng của bệnh. Một số triệu chứng rối loạn tic có thể tự biến mất hoặc cải thiện sau một vài năm.

Mặc dù vậy, bạn cũng cần lưu ý rằng, tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh tic ở trẻ em mà bác sĩ sẽ đưa ra câu trả lời phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Điều quan trọng là nếu nghi ngờ trẻ mắc hội chứng rối loạn tic, cha mẹ cần đưa bé đi khám sức khỏe để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị kịp thời. Phụ huynh cần tránh để bệnh tic kéo dài gây ra các biến chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của trẻ.

Cách chữa bệnh tic ở trẻ em

Như vậy là thắc mắc “Bệnh tic có chữa được không?” đã được giải đáp. Trên thực tế, đối với tic ở mức độ nhẹ, không gây trở ngại cho cuộc sống của trẻ, thì việc điều trị có thể không cần thiết. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng tic trở nên nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày thì trẻ cần được điều trị. Nếu không, bệnh có thể trở nặng và gây ra nhiều vấn đề không mong muốn.

Biện pháp điều trị rối loạn tic ở trẻ em thường là sự kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và liệu pháp hóa dược. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân mắc hội chứng tic có thể cần được phẫu thuật kích thích não sâu.

1. Liệu pháp hành vi

liệu pháp hành vi cho bệnh tic

Nếu bạn thắc mắc “Trẻ bị bệnh tic có chữa được không?”, thì một trong những phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh tic ở trẻ em thường được khuyến nghị là liệu pháp hành vi. Đặc biệt, đối với chứng rối loạn tic nhất thời, việc áp dụng liệu pháp hành vi được cho là mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Liệu pháp hành vi có thể bao gồm:

1.1. Phương pháp Can thiệp hành vi toàn diện để điều trị tic (CBiT)

Liệu pháp này có thể giúp một số trẻ lớn kiểm soát hoặc giảm các triệu chứng tic. Các hoạt động trị liệu chính được sử dụng trong phương pháp CBIT bao gồm:

  • Liệu pháp đào tạo đảo ngược thói quen (HRT): Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhi hiểu hơn về tình trạng tic của bản thân, từ đó hướng dẫn trẻ cách nhận thức rõ hơn cảm giác thôi thúc báo hiệu tic sắp xảy ra. Sau đó, bác sĩ sẽ dạy cho trẻ cách thực hiện hành vi mới tương kị với các triệu chứng của tic mỗi khi có cảm giác thôi thúc báo hiệu tic, ví dụ như nếu chứng rối loạn tic ở trẻ liên quan đến tật hắng giọng, bé có thể được dạy tập thở từ từ, nhịp nhàng mỗi khi có cảm giác thôi thúc thực hiện triệu chứng tic đó. 
  • Liệu pháp điều trị căn cứ vào chức năng: Mục đích của phương pháp này là xác định các bối cảnh, hoạt động, phản ứng và tâm trạng hàng ngày làm trầm trọng thêm các triệu chứng tic, sau đó hướng dẫn trẻ thay đổi các thói quen sinh hoạt để giảm thiểu tác động khi triệu chứng tic trở nên nặng hơn, ví dụ như nếu trẻ thường biểu hiện triệu chứng tic nhiều hơn khi làm bài tập về nhà, bé sẽ được hướng dẫn cách kiểm soát căng thẳng trước và trong khi đang làm bài tập.
  • Đào tạo phương pháp thư giãn: Căng thẳng và lo âu là yếu tố khiến tic trở nặng trong ngắn hạn. Do đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn trẻ thực hành các kỹ năng thư giãn cơ và hít thở bằng cơ hoành để giảm thiểu lo âu và căng thẳng trong cơ thể và tâm trí.

1.2. Phương pháp tăng cường củng cố tích cực

Đối với băn khoăn “Bệnh tic có chữa được không?”, thì câu trả lời là các bác sĩ có thể áp dụng phương pháp tăng cường củng cố tích cực để hỗ trợ điều trị rối loạn tic ở trẻ em. Phương pháp này bao gồm:

  • Lập bảng theo dõi tần số tic hàng ngày của trẻ, đánh dấu những ngày không bị bệnh tic.
  • Gia đình hạn chế nhắc đến tic và không phê phán trẻ.
  • Tổ chức các hoạt động thu hút sự tập trung và lôi cuốn trẻ tham gia để trẻ quên đi các triệu chứng tic.
  • Động viên, khen thưởng khi trẻ ít bị tic.

1.3. Phương pháp áp dụng nguyên tắc điều trị tâm vận động

điều trị rối loạn tic

Trẻ bị bệnh tic sẽ được hướng dẫn thực hiện các bài tập trước gương. Những bài tập này là các động tác ở những bộ phận trên cơ thể không bị tic. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ được dạy cách kết hợp những động tác này với bài tập giãn cơ để hạn chế các triệu chứng tic.

1.4. Phương pháp áp dụng thuyết điều kiện hoá

Thay vì để các triệu chứng tic tìm đến trẻ, phương pháp này sẽ để trẻ chủ động làm các động tác tic trong vòng 30 phút/ngày, liên tiếp 3 tuần.

1.5. Liệu pháp tiếp xúc và ngăn chặn phản ứng (ERP)

Đôi khi, liệu pháp tiếp xúc và ngăn chặn phản ứng cũng được sử dụng để điều trị bệnh tic ở trẻ em. Trẻ sẽ được yêu cầu trực tiếp đối mặt với những yếu tố, hoàn cảnh kích thích biểu hiện các triệu chứng tic. Sau đó, trẻ sẽ được tập luyện để chịu đựng, kìm nén các triệu chứng tic cho đến khi các triệu chứng lắng xuống.

2. Liệu pháp hóa dược

thuốc điều trị rối loạn tic

Ngoài liệu pháp hành vi thì bệnh tic có chữa được bằng cách nào khác không? Một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát bệnh tic ở trẻ em. Tuy nhiên, các bác sĩ thường chỉ áp dụng liệu pháp hóa dược đối với những bệnh nhi bị tic mãn tính hoặc mắc hội chứng Tourette. Điều này là do những loại thuốc được sử dụng thường chỉ có tác dụng một phần trong việc giảm triệu chứng tic và thường gây ra tác dụng phụ.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng để chữa bệnh tic ở trẻ em:

2.1. Thuốc chống loạn thần

Thuốc chống loạn thần, còn gọi là thuốc an thần, là loại thuốc chính điều trị hội chứng rối loạn tic ở trẻ em. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách thay đổi tác động của các chất hóa học trong não (dopamin), từ đó giúp kiểm soát chuyển động của cơ thể. Một số thuốc chống loạn thần phổ biến được dùng để điều trị bệnh tic ở trẻ em là:

  • Haloperidol (dạng viên 1,5mg)
  • Pimozide

Lưu ý

Tác dụng phụ khi dùng thuốc chống loạn thần để chữa bệnh tic ở trẻ em có thể bao gồm:
  • Tăng cân
  • Mờ mắt
  • Táo bón
  • Khô miệng
  • Buồn ngủ
  • Run rẩy
  • Co giật.

2.2. Thuốc chủ vận alpha-adrenergic đường uống

thuốc điều trị bệnh tic

Bệnh tic có thể chữa được bằng các loại thuốc chủ vận alpha-adrenergic đường uống hay không? Thông thường, nếu điều trị bằng haloperidol không hiệu quả, bác sĩ có thể kê thuốc viên chứa 0,15mg clonidine cho trẻ bị rối loạn tic. Thuốc vừa giúp giảm triệu chứng tic, vừa điều trị các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ.

Ban đầu, trẻ sẽ dùng liều 3mcg/kg, sau đó tăng dần lên. Sau 8-12 tuần điều trị, khoảng 20-35% bệnh nhân hết triệu chứng tic. Thuốc có hiệu quả điều trị tích cực đối với tic vận động hơn là tic âm thanh.

Lưu ý

Tác dụng phụ khi dùng clonidine để chữa bệnh tic ở trẻ em có thể bao gồm:
  • Khô miệng
  • Buồn ngủ
  • Hạ huyết áp (xảy ra khoảng 20%).

2.3. Thuốc chống động kinh

Đôi khi, một số loại thuốc chống động kinh cũng có thể được sử dụng để điều trị bệnh tic ở trẻ em, chẳng hạn như:

  • Levetiracetam: Theo một vài nghiên cứu ban đầu, levetiracetam cho thấy khả năng dung nạp tốt và có hiệu quả trong việc điều trị rối loạn tic.
  • Natri Valproate: Thuốc có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp điều trị rối loạn tic với nhóm thuốc chống loạn thần.

2.4. Các loại thuốc khác

Không chỉ nên quan tâm đến vấn đề “Bệnh tic có chữa được không?”, mà các bậc cha mẹ cũng cần lưu tâm đến việc điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến hội chứng rối loạn tic ở trẻ em. Để điều trị các bệnh kết hợp, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc sau:

  • Tetrabenazine: Thuốc giúp giảm triệu chứng tic ở những trẻ mắc bệnh tiềm ẩn gây ra các cử động nhanh và lặp đi lặp lại, chẳng hạn như bệnh Huntington.
  • Các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI): Để điều trị các bệnh kết hợp như trầm cảm, lo âu, trẻ có thể được chỉ định dùng fluoxetine hoặc sertraline.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, thanh thiếu niên và người lớn mắc phải rối loạn tic vận động đơn giản có thể tiêm onabotulinum toxin A nếu các triệu chứng gây phiền hà đến đời sống hàng ngày. Đây là một độc tố botulinum giúp giãn cơ tại vị trí tiêm, từ đó ngăn ngừa tình trạng giật cơ. Phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ và hiệu quả thường chỉ kéo dài 3 tháng. Do đó, bác sĩ cần cân nhắc cẩn thận và chỉ sử dụng biện pháp này khi lợi ích điều trị lớn hơn rủi ro.

3. Phẫu thuật kích thích não sâu

Phẫu thuật kích thích não sâu

Với những trường hợp mắc hội chứng Tourette nghiêm trọng thì bệnh tic có chữa được không? Đối với một số ít bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp hành vi và thuốc, việc điều trị bằng phương pháp kích thích não sâu có thể được áp dụng.

Bác sĩ sẽ đặt một hoặc nhiều điện cực vào vùng não bộ liên quan đến rối loạn tic. Các điện cực này được gắn với một máy phát xung điện nhỏ nằm dưới da ngực, từ đó tạo ra một dòng điện giúp điều chỉnh các tín hiệu trong não và kiểm soát các triệu chứng tic.

Phẫu thuật kích thích não sâu (Deep Brain Stimulation) là một phương pháp tương đối mới, thưởng chỉ áp dụng cho người lớn bị rối loạn tic nặng và không đáp ứng với các liệu pháp điều trị khác.

Tóm lại

Lời đáp cho vấn đề “Bệnh tic có chữa được không?” là “Có thể”. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, cha mẹ và bệnh nhi. Do đó, khi đã bắt đầu điều trị, điều quan trọng là phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Cụ thể:
  • Trẻ không được tự ý bỏ thuốc, đổi thuốc.
  • Nếu trẻ dùng thuốc gặp bất kỳ tác dụng phụ nào thì cha mẹ cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.
  • Cha mẹ không tự mua thuốc, thực phẩm chức năng theo quảng cáo cho trẻ dùng.

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh tic ở trẻ em

Bên cạnh băn khoăn “Bệnh tic có chữa được không?”, các bậc cha mẹ cũng thường quan tâm đến những câu hỏi sau:

1. Bệnh tic ở trẻ bao nhiêu tuổi?

bệnh tic ở trẻ bao nhiêu tuổi

Rối loạn tic thường bắt đầu trong những năm đầu tiểu học (khi trẻ ở độ tuổi từ 5-7). Mặc dù vậy, vẫn có một số trẻ mắc bệnh tic sớm hoặc muộn hơn.

Độ tuổi phổ biến của chứng rối loạn tic là từ 10-12 tuổi. Bệnh tic hiếm khi khởi phát ở tuổi trưởng thành.

Mặc dù nam giới có nguy cơ bị bệnh tic cao hơn nữ giới gấp 3-4 lần, nhưng hãy yên tâm rằng phần lớn các trường hợp mắc rối loạn tic sẽ cải thiện sau tuổi thiếu niên.

2. Nếu không điều trị thì bệnh tic có nguy hiểm không?

Bệnh tic không quá nghiêm trọng vì các triệu chứng thường giảm dần khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, nếu bệnh ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày mà không được điều trị thì có thể tác động tiêu cực đến kết quả học tập, mối quan hệ, cách ứng xử và tương tác với xã hội của bé.

Các vấn đề thường liên quan đến bệnh tic ở trẻ em bao gồm:

Do đó, phụ huynh không nên xem nhẹ bệnh mà cần tích cực phối hợp với bác sĩ trong quá trình chữa bệnh tic ở trẻ em.

3. Điều trị bệnh tic ở đâu?

Không chỉ muốn biết bệnh tic có chữa được không mà nhiều phụ huynh còn quan tâm đến vấn đề bệnh tic khám ở đâu? Cha mẹ có thể đưa trẻ có các triệu chứng rối loạn tic đến các cơ sở y tế uy tin như bệnh viện, phòng khám hoặc các trung tâm chuyên khoa tâm lý và thần kinh để được khám, chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh.

Những thông tin trên đã giúp bạn biết được bệnh tic có chữa được không và chi tiết cách chữa bệnh tic ở trẻ em. Thông qua bài viết này, hi vọng bạn có thể hiểu rõ những phương pháp điều trị rối loạn tic cho bé, từ đó tích cực tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để có kết quả như mong đợi.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tics – Treatment – NHS https://www.nhs.uk/conditions/tics/treatment/ Ngày truy cập: 08/03/2024

Tics (for Teens) | Nemours KidsHealth https://kidshealth.org/en/teens/tics.html Ngày truy cập: 08/03/2024

Tourette, tics & tic disorders: 5-18 years | Raising Children Network https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/tics-tourette-disorder Ngày truy cập: 08/03/2024

Tics and Tourette’s syndrome – PMC https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7111125/ Ngày truy cập: 08/03/2024

Tourette Syndrome: What Is It, Symptoms & Treatment https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/5554-tourette-syndrome Ngày truy cập: 08/03/2024

Tourette syndrome – Symptoms and causes – Mayo Clinic https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tourette-syndrome/symptoms-causes/syc-20350465 Ngày truy cập: 08/03/2024

Phiên bản hiện tại

26/03/2024

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

5 bí quyết tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 26/03/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo