Bệnh OCD (Obsessive-Compulsive Disorder) còn gọi là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể khiến bạn trở thành một người siêu sạch sẽ, siêu kỹ càng và siêu khó khăn! Vậy những dấu hiệu của bệnh OCD là gì?
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Bệnh OCD (Obsessive-Compulsive Disorder) còn gọi là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể khiến bạn trở thành một người siêu sạch sẽ, siêu kỹ càng và siêu khó khăn! Vậy những dấu hiệu của bệnh OCD là gì?
Nhiều người trong chúng ta vẫn còn thờ ơ với hội chứng OCD (dân gian gọi là bệnh sạch sẽ) ngay cả khi bản thân có những biểu hiện khác thường và những biểu hiện đó gây khó chịu hoặc thậm chí ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của chúng ta. Vậy làm thế nào bạn có thể tự nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh OCD để tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhân viên y tế kịp thời? Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo 10 dấu hiệu sau đây để nhận biết sớm bệnh OCD.
OCD là bệnh gì? Bệnh OCD hay còn gọi là hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-Compulsive Disorder) là một dạng rối loạn tâm thần đặc biệt, có xu hướng kéo dài với đặc điểm cụ thể là những suy nghĩ và hành vi lặp đi lặp lại, không thể kiểm soát được. Các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra với mức độ và tần suất đa dạng tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Mặc dù ít khi ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng OCD khiến các hoạt động sinh hoạt thường ngày, công việc, học tập và những mối quan hệ xung quanh người bệnh bị ảnh hưởng. Khi mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, người bệnh có thể ý thức được sự quá mức, vô lý của các hành vi của bản thân nhưng hoàn toàn không thể chống lại.
Nếu bạn luôn cảm thấy sợ bẩn và luôn rửa tay rất kỹ bằng dung dịch khử trùng thì có thể bạn đang bị ám ảnh sợ nhiễm bệnh. Đây là một trong những nỗi ám ảnh thường gặp nhất của bệnh OCD. Tuy nhiên, thói quen sạch sẽ cũng có thể chỉ đơn giản là vì bạn muốn phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Vậy khi nào thì thói quen sạch sẽ này trở nên bất thường?
Những biểu hiện sau đây có thể là dấu hiệu OCD:
Tham khảo thêm: Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Quá sạch sẽ cũng là bệnh
OCD là gì? OCD khiến bạn luôn đặt ra những nguyên tắc khi dọn dẹp nhà cửa và bắt buộc phải tuân theo chúng một cách chính xác. Đó có thể là dọn dẹp phòng 1 lần mỗi ngày, quần áo dơ không để quá 3 ngày, rác để đúng chỗ quy định ngoài cổng… Bạn yêu cầu mọi ngóc ngách trong nhà đều phải sạch sẽ và không khí cần tinh khiết.
Nếu bạn có thể dành ra hàng giờ mỗi ngày chỉ để dọn dẹp nhà cửa thì đó có thể là một dấu hiệu của bệnh OCD hoặc:
Bạn thường làm xong một việc nhưng vẫn quay đi quay lại kiểm tra nhiều lần? Cảm giác thôi thúc cần phải kiểm tra có thể do bạn có tính cách cẩn trọng, song đồng thời cũng là một dấu hiệu của bệnh OCD. Hành vi kiểm tra gặp đến 30% ở những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Bạn nên lưu ý nếu thấy bản thân có những dấu hiệu bệnh OCD sau đây:
Xét về khía cạnh tâm linh, nhiều người vẫn thích chọn những “con số may mắn” theo con giáp, phong thủy… Vậy khi nào mới là dấu hiệu của bệnh OCD?
Để xác định mình có bị ám ảnh về những con số hay không, bạn có thể xem xét các dấu hiệu sau đây:
>>> Bạn có thể tham khảo:
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội về khả năng tổ chức, sự cầu toàn có thể gây ra một số vấn đề sau đây cho người bệnh OCD:
Việc sắp xếp mọi thứ đúng trật tự, đối xứng đôi khi không phải là sở thích của bạn mà việc đó giúp bạn giảm lo lắng và cảm giác căng thẳng bên trong.
Khi mắc bệnh OCD, bạn sẽ phù hợp với những công việc đòi hỏi có tính tỉ mỉ và sự cẩn trọng như biên tập viên, bác sĩ phẫu thuật…
Bất cứ ai cũng sợ hãi bạo lực, song bạn cần phân biệt được như thế nào là quá mức. Nếu bạn né tránh đám đánh nhau trên đường thì đó là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn không dám ra công viên để tập thể dục vì tưởng tượng cảnh sẽ gặp yêu râu xanh hay trộm cướp thì có thể là dấu hiệu của bệnh OCD.
Nỗi ám ảnh mà người bệnh OCD có thể trải qua bao gồm:
Những suy nghĩ ám ảnh này thường đưa đến các hành vi cưỡng chế như: phải gọi điện cho người thân nhiều lần trong ngày để đảm bảo họ an toàn, sợ không dám ra khỏi nhà hoặc đến những nơi công cộng và điều đó gây ảnh hưởng đáng kể đến công việc và cuộc sống của người bị OCD.
>>> Bạn có thể tham khảo: Tác động của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế đến giấc ngủ
Bạn có bao giờ nghĩ về cảnh giường chiếu nóng bỏng với một người không phải người yêu hay bạn đời của mình? Ham muốn tình dục là bản năng bình thường của con người. Tuy nhiên, nếu bạn thường có những suy nghĩ bộc phát về tình huống quan hệ mà bản thân không mong muốn hoặc đối với bản thân đó là điều cấm kỵ thì có thể bạn đang có dấu hiệu bệnh OCD.
Nỗi ám ảnh về tình dục có thể biểu hiện qua những ý nghĩ muốn quan hệ hoặc tưởng tượng ra cảnh quan hệ với các đối tượng sau đây:
Khi yêu mến một ai đó, bạn sẽ có xu hướng quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của họ nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cảm thấy dằn vặt, sợ làm người khác tổn thương hay gây tổn hại đến mối quan hệ dù chỉ là với những tình huống xung đột nhỏ thường ngày thì đây cũng là một dấu hiệu của bệnh OCD. Bạn bị ám ảnh đến mức chỉ nóng lòng muốn biết suy nghĩ của đối phương càng sớm càng tốt để có thể cảm thấy thoải mái hơn.
Cảm giác không chắc chắn sẽ khiến bạn ăn ngủ không yên, lo lắng và liên tục suy nghĩ tự trách bản thân, thường gặp trong các tình huống sau đây:
>>> Bạn có thể tham khảo: Đối phó với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) của con như thế nào?
Một cách mà người bệnh OCD thường áp dụng để tìm kiếm sự bảo đảm là luôn hỏi ý kiến mọi người xung quanh về vấn đề của mình. Bạn sẽ luôn hoài nghi về những lựa chọn của mình. Vì thế, bạn có xu hướng kỳ vọng ý kiến của người khác sẽ có thể giúp mình cảm thấy an tâm hơn.
Hãy cùng xem bạn có các dấu hiệu của bệnh OCD khi kỳ vọng sự bảo đảm không nhé:
Bạn hỏi ý rất nhiều người trước khi quyết định một việc dù nhỏ.
Nếu không thể hỏi ý kiến mọi người bạn sẽ liên tục lo lắng về chuyện mình sẽ làm sai, gây hại hoặc bị xấu hổ trước mọi người.
Đây là một dấu hiệu bệnh OCD có liên quan đến hội chứng mặc cảm ngoại hình BDD (Body dysmorphic disorder). Khi mắc hội chứng này, bạn sẽ luôn cảm thấy cơ thể mình xấu hoặc các phần cơ thể không được hoàn hảo, một số người thì lại lo lắng về sự sạch sẽ của cơ thể mình. Và nhiều người bệnh bị chứng rối loạn này đã tìm đến các cơ sở thẩm mỹ để phẫu thuật thẩm mỹ một hoặc nhiều lần.
Bạn nên lưu ý nếu thấy mình có những dấu hiệu sau đây:
Các dấu hiệu của bệnh OCD thường bắt đầu bằng những biểu hiện nhỏ từ thói quen hàng ngày. Khi bạn gặp các khủng hoảng tâm lý hoặc nhiều vấn đề tiêu cực, bệnh OCD sẽ ngày càng trầm trọng.
>>> Bạn có thể tham khảo: Giải mã 7 hiểu lầm thường gặp về chứng rối loạn đa nhân cách
OCD là bệnh gì? Nhiều người vẫn thường gắn “bệnh OCD” cho những ai thích dọn dẹp mọi thứ sạch sẽ, kiểm tra kỹ từng chi tiết chi li hay thu xếp đồ đạc gọn gàng. Thực tế, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế này có tác động đến cuộc sống hàng ngày nhiều hơn bạn tưởng. Nếu phát hiện bản thân có những dấu hiệu của bệnh OCD, bạn nên tìm đến bác sĩ tâm thần hoặc chuyên viên tâm lý để tìm cách điều trị hiệu quả nhé!
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!