Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Bệnh thần kinh, hay thường gọi là đau thần kinh hoặc tổn thương thần kinh, là tình trạng hệ thống dây thần kinh bị tổn thương. Bệnh có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể (bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh thần kinh hướng tâm, dây thần kinh trụ) hoặc toàn thân.
Bệnh này có thể do bệnh khác (như tiểu đường) gây ra hoặc do dây thần kinh đang bị chèn ép (hội chứng chèn ép khoang), dẫn đến đau cấp tính hoặc đau mạn tính.
Hiện có hơn 100 loại tổn thương thần kinh khác nhau với các triệu chứng khác nhau và đòi hỏi những phương pháp điều trị chuyên biệt khác nhau.
Các dấu hiệu bệnh thần kinh rất đa dạng. Tùy thuộc vào dây thần kinh bị hư hỏng, các triệu chứng có thể khác nhau.
Nếu dây thần kinh tự chủ có vấn đề, gây mất khả năng kiểm soát các hoạt động tự chủ hoặc một phần các hoạt động tự ý của cơ thể, bạn sẽ có các triệu chứng bệnh thần kinh sau đây:
Nếu dây thần kinh vận động có vấn đề, gây mất khả năng kiểm soát cử động, bạn có thể gặp các triệu chứng bị thần kinh bao gồm yếu cơ, teo cơ, co giật và tê liệt.
Nếu dây thần kinh cảm giác có vấn đề, gây mất khả năng cảm thấy đau đớn và các cảm giác khác, bạn sẽ có các dấu hiệu của bệnh thần kinh sau:
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương án thích hợp nhất.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thần kinh. Một số tổn thương thần kinh là hậu quả của lão hóa (đau thần kinh ngoại biên). Tổn thương dây thần kinh có thể là kết quả của một chấn thương như chấn thương đầu dẫn đến kéo căng, đứt hoặc kẹt dây thần kinh.
Nhiều bệnh khác có thể gây ra bệnh thần kinh, bao gồm:
Mặc dù bệnh thần kinh rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng phụ nữ thường dễ mắc bệnh này hơn nam giới. Ngoài ra, có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh thần kinh, chẳng hạn như:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng và tiến hành khám để xem phản ứng của bạn với các tác nhân kích thích. Bạn có thể cần một số xét nghiệm hình ảnh (CT scan, MRI, MRI thần kinh) để xem các tổn thương thần kinh hoặc liệu có xương hay cơ nào gây chèn ép các dây thần kinh hay không.
Bác sĩ có thể sử dụng thang điểm để mô tả các triệu chứng của bạn:
Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Trong trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ khuyên bạn nghỉ ngơi và dùng thuốc (thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm ba vòng, một số thuốc chống động kinh) để giúp các dây thần kinh tự lành và làm giảm các triệu chứng.
Bạn có thể tìm cách điều trị khác để làm giảm sự khó chịu như châm cứu hoặc massage. Nếu tổn thương thần kinh là do một bệnh nào khác, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn để kiểm soát bệnh đó trước tiên. Ví dụ, nếu tổn thương thần kinh của bạn là do béo phì, bạn sẽ cần phải kiểm soát cân nặng của mình để làm giảm các triệu chứng. Bạn cần phải:
Tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của chấn thương, bác sĩ sẽ thảo luận về các phương pháp sửa chữa thần kinh khác nhau và tạo ra một kế hoạch điều trị thích hợp cho bạn.
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!