Thực hiện các động tác lặp đi lặp lại, chẳng hạn như lắc lư, xoay tròn hoặc vỗ tay Thực hiện các hoạt động có thể gây hại cho bản thân, chẳng hạn như cắn hoặc đập đầu vào tường Phát triển các thói quen cụ thể và trở nên băn khoăn với sự thay đổi nhỏ nhất Có vấn đề với sự phối hợp hoặc có các kiểu di chuyển kỳ lạ, chẳng hạn như vụng về hoặc chỉ thích đi bằng cách nhón chân cũng như có ngôn ngữ cơ thể kỳ quặc hoặc cường điệu Bị mê hoặc bởi các chi tiết của một vật thể, chẳng hạn như bánh xe quay của một chiếc xe đồ chơi, nhưng không hiểu mục đích hay chức năng tổng thể của vật thể Nhạy cảm bất thường với ánh sáng, âm thanh hoặc các động chạm, nhưng lại tỏ ra thờ ơ với xúc cảm đau hoặc khi chạm vào vật có nhiệt độ bất thường Không tham gia vào trò chơi bắt chước hoặc giả lập nào để tăng tinh thần đồng đội Cố định sự chú ý vào một đối tượng hoặc hoạt động với cường độ bất thường Có sở thích thực phẩm cụ thể, chẳng hạn như chỉ ăn một vài loại thực phẩm hoặc từ chối thực phẩm nếu có kết cấu hay mùi vị không phù hợp với bản thân. Khi trưởng thành, một số trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ có thể trở nên gắn bó hơn với mọi người và ít biểu hiện rối loạn trong hành vi, từ đó tạo điều kiện để hòa nhập cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên, vẫn có những bé sẽ tiếp tục gặp khó khăn với các kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội và những năm phát triển ở độ tuổi thiếu niên có thể gây ra những vấn đề về hành vi và cảm xúc tồi tệ hơn.
Chẩn đoán bệnh cho trẻ nhỏ

Các bác sĩ sẽ dựa trên một số hướng dẫn để giúp chẩn đoán tình trạng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em trước 2 tuổi. Trẻ được chẩn đoán sớm có thể được điều trị ngay lập tức.
Nhiều chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên tất cả trẻ em nên được kiểm tra rối loạn phổ tự kỷ cũng như các rối loạn phát triển khác trước tuổi lên 2 và thường tìm kiếm các vấn đề sau đây khi khám cho bé:
- Không bập bẹ, chỉ trỏ hoặc có cử chỉ khi 12 tháng tuổi
- Không nói được từ nào khi được 16 tháng tuổi
- Không biết dùng cụm từ 2 từ khi đến mốc 24 tháng tuổi hoặc chỉ lặp lại từ ngữ, bắt chước âm thanh của người, vật xung quanh
- Không giao tiếp bằng ánh mắt dẫu đã được 3-4 tháng tuổi.
Nếu bé có bất kỳ vấn đề nào ở trên, bác sĩ cũng sẽ tiến hành sàng lọc nhiều hơn đi kèm với một số hình thức xét nghiệm khác như:
- Xét nghiệm hệ thần kinh
- Xét nghiệm sức khỏe tâm thần
- Các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT, quét MRI hoặc PET
- Xét nghiệm di truyền để tìm kiếm các vấn đề gene gây ra rối loạn phổ tự kỷ hoặc các rối loạn phát triển khác.
Biện pháp chữa bệnh cho bé
Mỗi trẻ mắc phải hội chứng phổ tự kỷ cần chương trình điều trị đặc biệt riêng bởi mức độ nghiêm trọng về rối loạn ở từng cá nhân là rất khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, biện pháp chữa bệnh cho bé thường sẽ bao gồm:
- Chương trình thay đổi hành vi: Các chương trình này sẽ dạy các kỹ năng xã hội, kỹ năng vận động và kỹ năng tư duy (nhận thức). Các chuyên gia cũng có thể giúp một đứa trẻ nhận thức hành vi vấn đề và thay đổi chúng.
- Chương trình giáo dục đặc biệt: Các chương trình này tập trung vào những kỹ năng xã hội, lời nói, ngôn ngữ, tự chăm sóc và kỹ năng học tập, làm việc.
- Thuốc: Một số trẻ em cần dùng đến thuốc để giúp điều trị một số triệu chứng của hội chứng rối loạn phổ tự kỷ.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan về rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ nhỏ, từ đó có cách chăm sóc bé hợp lý.
Phương Uyên/HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!