Hành động của trẻ có tính bốc đồng
Ngoài các triệu chứng trên, trẻ tăng động giảm chú ý còn có thể có triệu chứng như:
- Nói to, cười to hoặc dễ dàng trở lên cáu kỉnh trong những tình huống không cần thiết
- Không thể chờ đợi đến lượt mình hoặc không thể chia sẻ với ai khiến trẻ khó chơi chung với các bạn
- Thường khó kiềm chế cảm xúc, dễ hành xử một cách nguy hiểm mà không quan tâm đến hiệu quả
- Làm gián đoạn hoặc quấy rầy hoạt động của người khác
Ở tuổi thanh thiếu niên, những trẻ bị rối loạn này có thể đưa ra những quyết định có ảnh hưởng không tốt với cuộc sống sau này.
Hậu quả do hội chứng ADHD gây ra là gì?
Các nghiên cứu cho thấy trong những năm đầu đời, khả năng tập trung của trẻ là vấn đề then chốt có thể ảnh hưởng đến tư duy và tương lai của trẻ sau này. Khả năng tập trung không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, khả năng phân tích và xử lý tình huống của trẻ.
Tình trạng này kéo dài sẽ khiến thành tích học tập của trẻ bị giảm sút, trẻ sẽ trở nên tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa, không đủ sức tham gia các hoạt động mang tính tập trung cao, bỏ lỡ nhiều cơ hội học vấn. Từ đó, công việc, sự nghiệp và cuộc sống của trẻ lúc trưởng thành cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, đến tuổi trưởng thành, nhiều trẻ bị ADHD còn có những hành vi không tốt cho xã hội như nghiện game, cờ bạc, rối loạn hành vi xung động, đặc biệt là xung động bạo lực… Do đó, việc phát hiện và can thiệp ngay từ khi còn nhỏ là yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống sau này của một đứa trẻ mắc hội chứng ADHD.
Phải làm sao khi trẻ bị tăng động giảm chú ý? Phương pháp can thiệp cho trẻ ADHD

Hiện có rất nhiều cách để điều trị chứng ADHD ở trẻ em nhưng dù sử dụng phương pháp nào đi nữa thì điều quan trọng nhất vẫn nằm ở sự quan tâm và kiên nhẫn của cha mẹ bởi các triệu chứng của rối loạn này cần cải thiện từ từ, không thể tiến bộ trong ngày một ngày hai. Mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt. Do đó, phương pháp can thiệp cho từng trẻ cũng sẽ khác nhau.
Thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp hàng đầu để đối phó với bệnh tăng động giảm chú ý với hiệu quả khoảng 80%. Thuốc an thần là một trong những loại thuốc phổ biến dùng để điều trị chứng bệnh này. Thuốc có tác dụng làm dịu tinh thần, giúp cải thiện sự mất cân bằng hóa học trong não, giảm các triệu chứng lo âu và bồn chồn.
Liệu pháp hành vi
Cha mẹ sử dụng cả lời nói và hành động, cử chỉ tác động tới trẻ nhằm cải biến những hành vi của trẻ theo hướng tích cực. Chẳng hạn, bạn có thể lập thời gian biểu cho trẻ để trẻ tập dần thói quen làm việc theo kế hoạch.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên điều chỉnh từng hành vi một, nếu bạn đặt quá nhiều mục tiêu cùng một lúc thì rất dễ gây tâm lý ức chế cho trẻ.
Nếu trẻ thực hiện không đúng, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở chứ đừng la mắng hay đánh trẻ. Bạn hãy kiên nhẫn theo dõi sự tiến bộ của trẻ qua từng ngày.
Cho trẻ luyện tập thể dục
Các chuyên gia y tế khuyến khích những trẻ bị tăng động giảm chú ý nên dành 60 phút tập thể dục với cường độ từ trung bình đến cao mỗi ngày. Các bé có thể làm bất kỳ điều gì, ví dụ chơi môn thể thao mà chúng thích như chạy xe đạp, bơi lội, chơi bóng đá, nhảy múa.
Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy việc vui chơi ở ngoài trời và gần gũi với thiên nhiên làm trẻ bị ADHD bình tĩnh hơn. Ví dụ, chỉ cần 20 phút đi bộ trong công viên có thể giúp khả năng tập trung ở trẻ tốt hơn.
Các nhà nghiên cứu còn cho rằng các bài tập thể dục đối với trẻ tăng động giảm chú ý có khả năng hỗ trợ:
- Lưu thông máu: Trẻ mắc phải hội chứng ADHD có lưu lượng máu ít hơn ở những vùng não chịu trách nhiệm cho suy nghĩ, lập kế hoạch, bày tỏ cảm xúc, hành vi. Vì vậy, tập thể dục là một cách làm tăng lưu lượng máu đến não giúp trẻ tư duy tốt hơn.
- Mạch máu: Tập thể dục giúp cải thiện mạch máu và cấu trúc não. Điều này cũng cải thiện khả năng tư duy của trẻ.
- Hoạt động của não: Tập thể dục làm tăng hoạt động của các bộ phận của não bộ liên quan đến hành vi và sự chú ý của trẻ.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!