Bé yêu nhà bạn dạo này có những biểu hiện bất thường ở trường học. Làm thế nào để biết bé đang bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý hay rối loạn giảm chú ý?
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Bé yêu nhà bạn dạo này có những biểu hiện bất thường ở trường học. Làm thế nào để biết bé đang bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý hay rối loạn giảm chú ý?
Bạn có thể nhận thấy bé có một số biểu hiện lạ như mơ mộng rất nhiều ở trường và dễ dàng bị phân tâm khi trẻ làm bài tập ở nhà hoặc làm việc nhà. Điều này khiến nhiều bố mẹ có thể thắc mắc không biết con mình có mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hay là mắc bệnh rối loạn giảm chú ý (ADD)?
ADD là một loại của bệnh ADHD nhưng không có các triệu chứng của tăng động như luôn đi lại, di chuyển và hay bồn chồn. Ranh giới điểm khác biệt giữa hai loại bệnh này rất mong manh, các bác sĩ thường chẩn đoán nhầm lẫn tất cả các dạng rối loạn chú ý sẽ được gọi là rối loạn tăng động giảm chú ý ngay cả khi bệnh nhân không hiếu động.
ADHD là một rối loạn ở não. Bệnh có thể gây trở ngại cho các hoạt động hàng ngày của trẻ ở nhà và ở trường. Con bạn thường gặp khó khăn trong việc chú ý và kiểm soát hành vi của chúng và đôi khi rất hiếu động. Trước khi con được chẩn đoán là có bệnh, bạn cần chú ý các triệu chứng của bé.
Một số dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận thấy như:
Hiện bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) được chia làm 3 loại như sau:
ADD thường được chẩn đoán nếu trẻ dưới 16 tuổi có đủ 6 triệu chứng không chú ý (5 hoặc nhiều hơn đối với thanh thiếu niên) và xảy ra trong ít nhất 6 tháng liên tục nhưng không có dấu hiệu hiếu động thái quá. Các triệu chứng bao gồm:
Rối loạn tăng động giảm chú ý tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ là rào cản đối với sự phát triển về nhân cách của trẻ sau này. Trẻ em cần sự quan tâm và yêu thương của bố mẹ để phát triển một cách toàn diện. Nếu quan sát thấy con có nhiều biểu hiện trên thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!