Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Rối loạn giấc ngủ là thuật ngữ chỉ các tình trạng bất thường làm thay đổi giấc ngủ của bạn. Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Có nhiều loại rối loạn giấc ngủ khác nhau. Các rối loạn giấc ngủ thường được phân loại dựa trên nguyên nhân, triệu chứng, khả năng tác động đến tâm sinh lý của người bệnh và nhiều tiêu chí khác. Một số loại rối loạn giấc ngủ phổ biến bao gồm:
Các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tuy nhiên, thông thường các rối loạn liên quan đến giấc ngủ sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:
Những triệu chứng vừa kể trên cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác. Người bệnh cần được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, bao gồm:
Dị ứng và các vấn đề về hô hấp
Dị ứng, cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể khiến bạn khó thở vào ban đêm. Việc không thể hít thở bình thường bằng mũi cũng là nguyên nhân gây khó ngủ.
Tiểu đêm
Tiểu đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và khiến bạn thức giấc vào ban đêm. Sự mất cân bằng nội tiết tố và các bệnh về đường tiết niệu có thể góp phần làm tình trạng này nghiêm trọng hơn.
Hãy đi khám ngay lập tức nếu bạn đi tiểu đêm thường xuyên kèm theo chảy máu hoặc đau.
Đau mãn tính
Các cơn đau mãn tính có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Nó thậm chí còn khiến bạn tỉnh giấc giữa chừng vì quá đau và khó chịu. Một số nguyên nhân phổ biến nhất của cơn đau mãn tính bao gồm:
Trong một số trường hợp, cơn đau mãn tính thậm chí có thể trầm trọng hơn do rối loạn giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu cho thấy các vấn đề về giấc ngủ có thể làm chứng đau cơ xơ hóa phát triển phức tạp và khó kiểm soát hơn.
Rối loạn giấc ngủ là bệnh rất phổ biến, có thể ảnh hưởng đến trẻ em lẫn người lớn, nhưng nữ giới thường dễ mắc bệnh hơn. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Một số rối loạn giấc ngủ như hội chứng chân không yên, ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn, chứng ngủ rũ và bệnh mất ngủ giả có thể di truyền trong gia đình. Do đó, những người có người thân bị mắc các rối loạn giấc ngủ trên sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Những người có lịch trình ngủ không đều đặn, bao gồm những người làm việc theo ca và những người thường xuyên di chuyển qua nhiều múi giờ cũng có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.
Các yếu tố về lối sống như tiêu thụ quá nhiều caffeine, ít tập thể dục, quản lý căng thẳng kém và hút thuốc đều góp phần gây ra rối loạn giấc ngủ.
Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ là tuổi tác. Các vấn đề liên quan đến giấc ngủ có xu hướng trở nên thường xuyên hơn khi chúng ta già đi.
Trước tiên, bác sĩ sẽ khám sức khỏe và thu thập thông tin về các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn. Bên cạnh đó, họ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện các bài kiểm tra chuyên sâu sau:
Đo đa ký giấc ngủ (Polysomnography – PSG): Kỹ thuật đa ký giấc ngủ sẽ được thực hiện tại các trung tâm nghiên cứu giấc ngủ. Trong nghiên cứu này, các chuyên gia sẽ đánh giá nồng độ oxy trong máu, các chuyển động của cơ thể và sóng não của bạn để xác định chúng tác động như thế nào đến giấc ngủ.
Điện não đồ (EEG): Đây là bài kiểm tra đánh giá hoạt động điện trong não để phát hiện bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào liên quan đến hoạt động này. Nó là một phần của nghiên cứu đa ký giấc ngủ.
Kiểm tra giấc ngủ ngắn ban ngày (Multiple sleep latency test – MSLT): Nghiên cứu giấc ngủ ngắn vào ban ngày này được sử dụng kết hợp với đo đa ký giấc ngủ vào ban đêm để giúp chẩn đoán chứng ngủ rũ.
Những xét nghiệm này rất quan trọng trong việc xác định liệu trình điều trị rối loạn giấc ngủ phù hợp.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ?
Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ phụ thuộc vào loại rối loạn giấc ngủ, mức độ nghiêm trọng của rối loạn và tình hình sức khỏe của người bệnh. Một số rối loạn giấc ngủ có thể được điều trị đơn giản bằng cách điều chỉnh lịch ngủ, thói quen đi ngủ, làm cho môi trường ngủ thoải mái hơn hoặc thay đổi chế độ ăn uống của người bệnh.
Trong các trường hợp khác, bạn có thể cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị bệnh. Sau khi xác định được nguyên nhân gây ra các vấn đề về giấc ngủ, bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị nào phù hợp với bạn.
Các phương pháp y khoa thường được dùng để điều trị chứng rối loạn giấc ngủ gồm:
Thuốc ngủ
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng một số thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!