backup og meta

Bé ho nhiều phải làm sao? Tiết lộ cách điều trị dứt điểm, hiệu quả

Bé ho nhiều phải làm sao? Tiết lộ cách điều trị dứt điểm, hiệu quả

Bé bị ho là tình trạng phổ biến, nhưng nếu trẻ ho nhiều quá thì lại là một vấn đề đáng quan tâm. Vậy, bé ho nhiều phải làm sao?

Ho là cách cơ thể tống các loại vi khuẩn, virus, chất nhầy ra khỏi phế quản. Nhưng nếu trẻ bị ho kéo dài, thì rất có thể là bé bị cảm lạnh hoặc các bệnh lý về đường hô hấp. Để trẻ mau hết ho và nhanh hồi phục, bạn hãy dành vài phút xem những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để hiểu rõ vì sao bé bị ho nhiều và bé ho nhiều phải làm sao nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho nhiều, dữ dội

Trước khi biết được bé ho nhiều phải làm sao, cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều, để từ đó có cách điều trị bệnh dứt điểm.

Bé bị ho nhiều thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng với một số yếu tố tác động từ bên ngoài. Đa phần, nguyên nhân trẻ bị ho nhiều thường là do:

1. Các bệnh viêm đường đường hô hấp trên

Những căn bệnh viêm đường hô hấp trên như cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản, viêm họng, viêm phế quản… có thể khiến trẻ bị ho từ 5 – 7 ngày và nguyên nhân đa phần là do virus.

  • Cảm lạnh có thể gây ra cơn ho từ nhẹ đến trung bình, trong khi những cơn ho do cúm thường nghiêm trọng.
  • Nếu bị viêm thanh khí phế quản thì sẽ xuất hiện tình trạng bé bị ho nhiều vào ban đêm và có kèm theo thở khó.

2. Bé bị ho nhiều do trào ngược dạ dày – thực quản

Triệu chứng thường gặp khi bé bị trào ngược axit là là trẻ bị ho nhiều, thường xuyên nôn, hơi thở có mùi hoặc bị ợ nóng. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé bị ho nhiều về đêm khi ngủ.

3. Hen suyễn

Không chỉ băn khoăn “Bé ho nhiều phải làm sao?”, nhiều cha mẹ còn thắc mắc không biết cơn ho dữ dội của trẻ có phải do hen suyễn gây ra hay không. Thực tế, ngoài ho nhiều, triệu chứng dễ nhận ra trẻ đang bị hen suyễn là thở khò khè vào ban đêm.

4. Bé ho nhiều do dị ứng

Dị ứng có thể khiến trẻ bị ho nhiều, ngứa cổ họng, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đau họng hoặc phát ban.

5. Trẻ bị ho nhiều do xơ nang

Xơ nang thường gặp ở trẻ nhỏ cùng các cơn ho có đờm vàng hoặc xanh nhạt. Đó được xem là một trong những dấu hiệu nặng nhất mà bé gặp phải. Các dấu hiệu khác của xơ nang là:

6. Viêm phổi

Viêm phổi là căn bệnh thường gặp ở trẻ em với các triệu chứng bao gồm:

Trẻ dễ mắc bệnh viêm phổi do virus hoặc vi khuẩn gây ra khi đang vui chơi ở trường học, công viên, khu trò chơi…

7. Trẻ bị ho nhiều do mắc dị vật đường thở

Khi dị vật bị mắc kẹt trong đường thở, bé thường có những biểu hiện như:

  • Ho sặc sụa liên tục
  • Da tím tái
  • Chảy nước mắt
  • Chảy nước mũi
  • Vã mồ hôi
  • Ngạt thở

Nếu dị vật nhỏ bị kẹt và bỏ quên trong đường thở mà phụ huynh không biết, không kịp thời đưa trẻ đi khám và điều trị, thì bé sẽ bị ho nhiều, kéo dài, viêm phổi tái phát.

8. Chảy dịch mũi sau

Nếu cơ thể bé vì một lý do nào đó mà sản sinh quá nhiều chất nhầy, đến mức gây chảy dịch mũi sau, thì chất nhờn sẽ chảy xuống phía sau cổ họng, gây kích thích niêm mạc họng, dẫn đến tình trạng trẻ bị ho nhiều.

Tình trạng này thường xảy ra do bé bị nhiễm virus hoặc dị ứng, và thường trở nặng vào ban đêm. Trẻ có thể ho có đờm hoặc không, kèm theo các triệu chứng khác như ngứa cổ họng, hắt hơi, ngứa mắt, chảy nước mắt, nổi mẩn (nếu bị dị ứng).

9. Một số nguyên nhân khác khiến bé ho nhiều

Việc lạm dụng thuốc xịt giảm xung huyết mũi cũng có thể gây ho nhiều và kéo dài ở trẻ em. Nguyên nhân là vì những loại thuốc này có thể khiến niêm mạc mũi bị sưng và kích thích, gây xung huyết, chảy dịch sau họng.

Bên cạnh đó, nếu thời tiết khô hạn khiến không khí hanh khô, hoặc không khí quá ẩm ướt làm gia tăng sự phát triển của nấm bệnh, mạt nhà… thì bé cũng có thể bị ho kéo dài.

Trẻ bị ho nhiều quá phải làm sao? Hướng dẫn cách trị ho nhiều cho bé

1. Điều trị ho dữ dội cho trẻ dựa trên nguyên nhân

Tùy vào từng nguyên nhân gây ho mà lời đáp cho vấn đề “Bé ho nhiều phải làm sao?” sẽ khác nhau. Chẳng hạn:

  • Nếu trẻ bị ho nhiều do bệnh viêm đường đường hô hấp trên, thì những trường hợp nhiễm virus không được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát cơn ho cho bé bằng các loại thuốc khác theo đơn của bác sĩ.
  • Nếu bé ho nhiều do trào ngược axit, việc điều trị còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, kỹ thuật y tế và các vấn đề khác. Lúc này, bạn nên đưa trẻ đi khám để được hướng dẫn chữa trị.
  • Nếu trẻ em ho nhiều do mắc bệnh hen suyễn, việc điều trị bệnh hen suyễn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và có thể bao gồm việc hạn chế khói, bụi, ô nhiễm không khí hoặc nước hoa.
  • Nếu dị ứng khiến bé ho nhiều phải làm sao? Để biết chính xác, bạn nên đưa trẻ làm các xét nghiệm để tìm ra các chất gây dị ứng. Những dị nguyên thường là thực phẩm, phấn hoa, lông vật nuôi và bụi.
  • Nếu bé bị ho nhiều do hóc dị vật, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ để được xử lý dị vật kịp thời.

2. Bé ho nhiều phải làm sao? 6 mẹo hay trị ho cho bé

bé ho nhiều phải làm sao: cách chữa ho cho bé

Nếu bạn băn khoăn trẻ ho phải làm thế nào, thì dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Cho bé nghỉ ngơi: Hãy để bé có thời gian được nghỉ ngơi nhiều hơn để nhanh chóng phục hồi, lấy lại sức.
  • Cho bé bú sữa: Câu trả lời cho vấn đề bé ho nhiều phải làm sao là nên tăng cường cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình để nâng cao sức đề kháng. Bé cần bổ sung nhiều nước cũng như các chất điện giải để chống lại nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Sử dụng đúng liều paracetamol đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những loại thuốc giảm đau này có tác dụng làm giảm cơn sốt của bé. Bạn có thể sử dụng paracetamol cho trẻ sơ sinh từ hai tháng trở lên nếu con được sinh ra sau 37 tuần và nặng hơn 4kg. Bạn có thể cho trẻ sơ sinh dùng ibuprofen nếu trẻ được 3 tháng tuổi hoặc lớn hơn và nặng ít nhất là 5 kg.
  • Tắm hơi cho con: Tắm hơi có thể giúp làm giảm cơn ho của bé. Bạn có thể thử ngồi với bé trong phòng tắm và sử dụng nước ấm hoặc nước nóng. Không khí ấm áp và lượng hơi nóng sẽ giúp thư giãn đường hô hấp của bé. Bạn nên thận trọng giữ bé tránh xa nguồn nước nóng để đề phòng bé bị bỏng.
  • Cho trẻ dùng mật ong: Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ 1 tuổi ho nhiều phải làm sao? Nếu con của bạn đã hơn 1 tuổi, bạn có thể pha cho bé một ly nước ấm với mật ong và chanh. Bố mẹ lưu ý không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng những thức uống này, vì chúng có thể gây ra nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ mật ong.
  • Áp dụng mẹo thiên nhiên trị ho nhiều cho bé: Bạn có thử các mẹo trị ho từ thiên nhiên không dùng thuốc cho bé như súc miệng nước muối, cho bé uống trà gừng, nước húng tây, nước chanh…

Lưu ý khi điều trị ho nhiều cho trẻ

bé ho nhiều phải làm sao: lưu ý khi điều trị

Chắc hẳn là bạn đã không còn băn khoăn bé ho nhiều phải làm sao? Tiếp theo đây là một số lưu ý khi điều trị cho bé bị ho nhiều:

  • Kẹo ngậm hoặc thuốc ho có thể giúp giảm đau họng do ho. Bạn lưu ý chỉ sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh với trẻ từ 4 tuổi trở lên.
  • Các loại thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bạn không nên sử dụng các loại thuốc này cho trẻ dưới 6 tuổi vì nguy cơ xuất hiện các phản ứng phụ.
  • Bố mẹ không cho trẻ em 1 tuổi hoặc nhỏ hơn uống các loại thuốc ho có chứa mật ong. Trẻ dưới 4 tuổi uống thuốc ho cần phải có chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế các loại thực phẩm sau trong chế độ ăn uống của trẻ: chocolate, bạc hà, đồ rán, cay, thức ăn béo, các chất gây kích thích hay thức uống có ga.
  • Tốt nhất, bạn nên cho trẻ ăn ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ và chia nhỏ bữa ăn. Nếu tình trạng trẻ bị ho không thuyên giảm, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để điều trị kịp thời.

Những câu hỏi thường gặp về tình trạng ho nhiều ở trẻ em

1. Có nên cho trẻ uống thuốc trị ho không?

Khi bạn nghĩ con ho do cảm, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống bất kì loại thuốc nào. Hầu hết bác sĩ không khuyến khích việc tự ý cho trẻ nhỏ uống thuốc.

Theo Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ, bố mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc khi trẻ nhỏ hơn 4 tuổi. Và thậm chí trẻ từ 4 đến 6 tuổi cũng nên uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Vậy, trẻ con ho nhiều làm thế nào? Trường hợp nào nên mua thuốc trị ho cho bé? Khi trẻ trên 6 tuổi, bạn có thể cho trẻ uống thuốc cảm mua ở nhà thuốc, chỉ cần bạn chú ý liều lượng thuốc thích hợp với tuổi của trẻ và đúng hướng dẫn của thuốc.

Bạn không nên cho trẻ uống nhiều hơn 2 loại thuốc cùng một thời điểm bởi vì trong thuốc có rất nhiều thành phần khác nhau và đôi khi bạn sẽ vô tình cho con uống một loại chất nào đó có trong thuốc quá nhiều, dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý dùng thuốc chặn đứng cơn ho hoặc thuốc kháng sinh. Mặc dù thuốc có thể “chặn đứng” các cơ ho tức thời nhưng nó sẽ làm quánh đờm và mất phản xạ tống đờm ra khỏi đường thở khiến các triệu chứng nặng hơn.

Thực tế, ho không xấu, ho chỉ là một phản xạ bảo vệ phổi để tống đờm rãi và những vật lạ ra khỏi đường thở. Do đó, bác sĩ thường chỉ điều trị nguyên nhân chứ không tìm cách cắt cơn ho trừ khi bé bị ho nhiều làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe.

2. Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?

Không hẳn cơn ho nào cũng cần được thăm khám đặc biệt. Bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ khi trẻ bị ho và có một trong số các đặc điểm như:

  • Trẻ nhỏ hơn 3 tháng
  • Trẻ thở nhanh hơn thường hoặc khó thở
  • Khò khè
  • Ho có nhầy vàng, xanh hoặc đỏ như máu
  • Sốt hơn 38°C khi 3 – 6 tháng
  • Sốt hơn 39°C khi 6 tháng
  • Trẻ có bệnh mãn tính như tim, phổi
  • Ho đến nôn ói
  • Ho dai dẳng sau khi nghẹt thở vật gì đó.

Như vậy, bạn đã biết được bé bị ho phải làm sao hay bé ho nhiều phải làm sao. Kế đến, bạn cần nắm rõ những lưu ý trong quá trình điều trị để chữa bệnh ho cho bé hiệu quả.

3. Có những cơn ho nào thường gặp ở trẻ?

Câu hỏi bé ho nhiều phải làm sao có lẽ không còn là băn khoăn đối với các mẹ sau khi đọc những thông tin trên. Tiếp theo đây, mời các mẹ cùng tìm hiểu các cơn ho thường gặp ở trẻ.

  • Trẻ bị ho khan: Gây ra bởi các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (mũi và cổ họng) như cảm lạnh, cúm. Trẻ bị ho khan cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Ngoài ra, trẻ bị ho cũng có thể là do tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá hoặc các chất kích thích.
  • Trẻ ho ra đờm: Gây ra bởi các chất tiết dịch và chất nhầy trong đường hô hấp dưới. Nguyên nhân thường gặp khiến bé ho đàm là nhiễm trùng và bệnh hen suyễn. Cơn ho sẽ loại bỏ chất dịch qua đường hô hấp dưới.
  • Trẻ bị ho gà: Thường có các triệu chứng tương tự như cảm lạnh, nhưng các cơn ho dần dần sẽ trở nên nặng hơn, đặc biệt là vào ban đêm, âm thanh phát ra nghe giống những tiếng rít. Những cơn ho thường xuyên kéo dài 5–15 lượt. Các cơn ho nhanh chóng chuyển sang hiện tượng khó thở và mặt bé sẽ trở nên xanh tím vì thiếu oxy.

4. Phải làm sao để phòng ngừa tình trạng bé bị ho nhiều?

Để tránh tình trạng bé ho nhiều khiến các phụ huynh liên tục thắc mắc trẻ ho nhiều phải làm sao, hãy phòng ngừa những cơn ho cho bé bằng các biện pháp sau:

  • Tiêm phòng cúm cho trẻ đầy đủ theo các chương trình tiêm chủng quốc gia để ngừa bệnh cúm và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cho bé.
  • Tăng cường sức đề kháng cho con bằng việc cung cấp những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C như trái cây (cam, quýt, bưởi…), các loại rau lá xanh….
  • Khuyến khích trẻ vận động ngoài trời.
  • Không cho bé nằm điều hòa ở mức nhiệt độ quá chênh lệch với môi trường bên ngoài.
  • Đeo khẩu trang cho bé khi ra đường hoặc ở nơi đông người để tránh bụi bẩn và mầm bệnh lây lan.
  • Tập cho bé rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.

Ho là căn bệnh rất khó dứt điểm không chỉ ở người lớn mà cả trẻ em. Một khi đã hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng của cơn ho, các bậc phụ huynh sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm ra phương pháp điều trị. Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được bé ho nhiều phải làm sao.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Colds, coughs and ear infections in children https://www.nhs.uk/conditions/baby/health/colds-coughs-and-ear-infections-in-children/ Ngày truy cập: 02/06/2023

Calming Your Child’s Cough https://www.chop.edu/news/health-tip/calming-your-childs-cough Ngày truy cập: 02/06/2023

A spoonful of honey helps a coughing child sleep https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3601686/ Ngày truy cập: 02/06/2023

Coughing https://kidshealth.org/en/parents/childs-cough.html Ngày truy cập: 22/02/2022

Cough https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/cough/ Ngày truy cập: 22/02/2022

Cough Symptoms and Treatment. https://www.parents.com/health/cough/cough/ Ngày truy cập 21/12/2016

Children’s Cough: Causes and Treatments. https://www.webmd.com/children/guide/cough-treatment#1 Ngày truy cập 21/12/2016

Phiên bản hiện tại

17/01/2024

Tác giả: Hải Tiền

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Trẻ bị kiến cắn: Cách xử lý đúng chuẩn y khoa, giảm đau ngứa hiệu quả

Bé mấy tháng ăn được cơm nát? Tổng hợp cách nấu cơm nát cho bé tập ăn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hải Tiền · Ngày cập nhật: 17/01/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo