Khi mua thịt gà nấu cho bé, tốt nhất bạn chọn mua phần ức. Tuy phần thịt ở đùi, chân có hương vị ngon hơn, nhưng lại có nhiều chất béo tiết ra trong quá trình nấu.
Cách chế biến thịt gà cho trẻ sơ sinh
-
Nướng
Nướng gà trong lò ở 190 độ C. Thái gà thành từng miếng nhỏ để nướng chín đều. Thông thường, 453g thịt gà sẽ nướng trong khoảng 20 phút. Đối với trẻ sơ sinh, bạn có thể xay nhỏ gà với ít nước sau khi nướng. Với bé trên 1 tuổi, bạn có thể xé nhỏ thịt gà cho bé ăn.
-
Chần nước
Thái gà thành từng miếng nhỏ, cho vào nồi nước, lượng nước đủ ngập thịt gà. Đun sôi khoảng 20 phút hoặc cho đến khi thịt gà chín. Sau đó, bạn nghiền nhỏ thịt gà với nước và cho bé ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng nước luộc gà để chế biến những món ăn giàu dinh dưỡng khác cho bé.
-
Luộc
Đây là cách tốt nhất để chế biến thịt gà vì phương pháp này giúp làm mềm thịt và giết chết mầm bệnh. Thái gà thành từng miếng nhỏ và cho vào nồi nước. Sau đó đun sôi khoảng 30 phút hoặc lâu hơn rồi nghiền nhỏ thịt gà.
Những món ăn giặm ngon từ thịt gà
1. Gà nghiền nhuyễn
Món ăn này phù hợp cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Nguyên liệu:
2 chén thịt gà (không xé nhỏ), 3 – 4 chén nước.
Cách làm:
- Cho gà vào nồi nước sôi hoặc nồi áp suất, nấu đến khi thịt gà mềm. Chờ gà nguội, trộn với nước, xay nhuyễn.
- Nếu bạn dùng thịt gà đã rang hay nướng, hãy cắt nhỏ thịt gà và trộn với nước đun sôi. Để làm món súp gà, chỉ cần cho thêm nước.
2. Nước gà hầm
Món ăn này phù hợp với trẻ trên 6 tháng tuổi.
Nguyên liệu:
3 – 4 chén thịt gà có xương, 7 – 8 chén nước.
Cách làm:
Ninh gà trong nồi nước sôi hoặc nồi áp suất khoảng 25 – 30 phút cho các chất dinh dưỡng trong gà hòa vào nước. Sau khi ninh, để món hầm nguội, dùng rây lọc loại bỏ thịt gà và xương.
3. Cháo gà
Gạo chứa carbohydrate, nguồn năng lượng cho bé phát triển. Món cháo gà phù hợp với trẻ trên 6 tuổi.
Nguyên liệu:
2 chén thịt gà thái nhỏ, 2 chén gạo, 1 chén chuối nghiền, 4 – 5 chén nước.
Cách làm:
Cho thịt gà, gạo và nước nấu chín thành cháo. Cho hỗn hợp cháo vừa nấu vào máy xay nhuyễn. Để món cháo có vị ngọt, bạn có thể cho thêm chuối nghiền vào xay đến khi đạt độ sệt mong muốn.
4. Gà và quả đào nghiền
Quả đào có vị ngọt, ngon thích hợp ăn chung với thịt gà. Món ăn này phù hợp với trẻ trên 6 tháng tuổi.
Nguyên liệu:
2 chén đào thái nhỏ, 2 chén thịt gà không xương, 3 – 4 chén nước.
Cách làm:
Luộc gà và quả đào riêng cho đến khi cả hai đều mềm. Sau đó, cho cả gà, quả đào và nước vào máy xay nhuyễn.
5. Gà và khoai lang nghiền
Khoai lang chứa nhiều vitamin, kết hợp với thịt gà trở thành món ăn giặm phổ biến cho bé. Món ăn này phù hợp cho bé trên 6 tuổi.
Nguyên liệu:
2 chén khoai lang thái nhỏ, 2 chén gà đã lọc bỏ xương, 3 – 4 chén nước.
Cách làm:
Luộc gà và khoai lang riêng cho đến khi cả hai chín mềm. Cho gà, khoai và nước vào máy xay nhuyễn.
Ngoài ra, bạn có thể thay khoai lang bằng một loại rau củ khác như:
- Khoai tây: Bạn nên cho bé ăn khoai lang và khoai tây khi bé 6 tháng tuổi.
- Đậu Hà Lan: khi gà được nấu với đậu Hà Lan, món ăn sẽ trở nên thơm ngon hơn. Tuy nhiên, đậu Hà Lan chỉ phù hợp cho bé từ 10 tháng tuổi trở lên.
6. Gà và bột báng
Bột báng là thực phẩm rất tốt cho bé. Ngoài ra, bột báng còn làm cho món gà có hương vị thơm ngon hơn. Món ăn này phù hợp cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
Nguyên liệu:
2 chén bột báng, 2 chén ức gà đã lọc bỏ xương, 4 – 5 chén nước.
Cách làm:
Luộc ức gà và bột báng riêng cho đến khi mềm. Sau đó, cho cả hai vào máy xay nhuyễn.
7. Thịt gà hầm
Món ăn này phù hợp cho bé trên 1 tuổi.
Nguyên liệu:
2 chén hành tây thái nhỏ, 2 chén cà rốt thái nhỏ, 2 – 3 chén khoai tây thái lát, 4 – 5 chén thịt ức gà không xương thái nhỏ, 3 – 4 thìa súp dầu hướng dương, 3 – 4 chén nước dùng gà.
Cách làm:
Chiên chín đều gà và rau củ. Nấu riêng một ít nước gà để làm nước dùng. Sau đó, cho gà và rau vào nồi áp suất ở 180 độ C và hầm trong 1 giờ. Khi món hầm nguội, bạn có thể cho bé ăn theo hai cách: cắt thành từng miếng nhỏ để bé tự bốc ăn hoặc nghiền với nước dùng gà.
8. Thịt gà băm
Thịt gà băm là món ăn có thể bé cưng sẽ yêu thích. Món ăn này chỉ phù hợp cho bé từ 9 tháng tuổi trở lên.
Nguyên liệu:
3 chén gà không xương, 1 chén nước.
Cách làm:
Băm nhuyễn thịt gà. Nấu gà trong nồi áp suất. Sau đó, cho thêm một ít gia vị, trộn đều và để bé tự bốc ăn theo ý thích. Nếu thịt gà hơi khô, bạn hãy cho thêm một chén nước rồi trộn đều. Như vậy thịt sẽ mềm hơn.
9. Gà và đậu lăng nghiền
Món ăn này rất giàu protein, phù hợp với trẻ trên 10 tháng tuổi.
Nguyên liệu:
2 chén đậu lăng, 2 chén thịt ức gà không xương, 5 – 6 chén nước.
Cách làm:
Nấu thịt gà trong nồi áp suất cho đến khi mềm. Cho đậu lăng vào và nấu chín. Cuối cùng, chỉ việc cho gà, đậu lăng và nước vào máy xay nhuyễn.
10. Thịt gà và cải bó xôi nghiền
Thịt ức gà kết hợp với cải bó xôi có hương vị tuyệt vời. Món ăn này phù hợp cho bé trên 1 tuổi.
Nguyên liệu:
2 chén cải bó xôi cắt nhỏ, 2 chén thịt ức gà không xương, 4 – 5 chén nước.
Cách làm:
Đun sôi cải bó xôi và thịt ức gà. Khi cải bó xôi chín, vớt rau ra, bỏ nước đi vì nước rau có chứa axít oxalic không tốt cho thận của bé. Nghiền cải bó xôi với thịt ức gà và nước cho đến khi đạt độ nhuyễn hay thô mong muốn.
Trẻ nhỏ có thể bị dị ứng thịt gà hay không?
Gà có thể gây dị ứng ở trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa nhạy cảm. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý xem bé có bất kỳ dấu hiệu nào sau khi ăn thịt gà không:
- Mặt và cổ bị sưng: Mặt bé sưng lên, đặc biệt quanh mí mắt, mũi và cổ họng. Bé có thể không thể mở được mắt và khó thở.
- Đau bụng: Em bé bị đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa.
- Phát ban trên da: Da bé nổi những đốm màu đỏ trên khắp cơ thể và ngứa ngáy.
- Mệt mỏi: Bé có vẻ mệt mỏi và không muốn chơi.
Nếu bé có bất kỳ triệu chứng nào ở trên sau khi ăn thịt gà, tốt nhất bạn hãy đưa bé đi khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2 hoặc các phòng khám nhi uy tín để được bác sĩ chẩn đoán chính xác.
Thịt gà không chỉ ngon miệng, dễ chế biến mà còn chứa nhiều vitamin và các khoáng chất quan trọng, lại ít chất béo và dễ hấp thu. Do đó, nếu trẻ không gặp vấn đề về dị ứng, bạn hãy thường xuyên chế biến thịt gà trong thực đơn ăn giặm của bé nhé.