backup og meta

Kiểm soát dị ứng thịt gà như thế nào? Những điều bạn nên lưu ý

Kiểm soát dị ứng thịt gà như thế nào? Những điều bạn nên lưu ý

Thịt gà thơm ngon, bổ dưỡng và là nguồn bổ sung protein lành mạnh cho cơ thể. Tuy nhiên, có những trường hợp ăn thịt gà bị ngứa và đó có thể là một trong những dấu hiệu của dị ứng thịt gà.

Tại Việt Nam, tình trạng dị ứng thịt gà không quá phổ biến nhưng nếu mắc phải thì bạn sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, việc tìm hiểu về tình trạng này để phòng ngừa và chủ động hơn khi bản thân chúng ta hay người xung quanh rơi vào tình huống khẩn cấp là rất hữu ích.

Tổng quan về dị ứng thịt gà

Phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn nhầm lẫn các chất vô hại (chẳng hạn như thịt gà/lông gà) thành các chất nguy hiểm, có khả năng đe dọa cơ thể. Lúc này, hệ miễn dịch bắt đầu tạo ra các kháng thể, gọi là immunoglobulin E (IeG), để tấn công lại các chất gây dị ứng. Phản ứng dị ứng có thể gây ra nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.

Dị ứng thịt gà xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Bạn có thể gặp phải tình trạng ăn thịt gà bị ngứa từ khi còn nhỏ và tiếp tục đến lúc trưởng thành. Bạn cũng có khả năng bị tái dị ứng với gà sống hoặc thịt gà sau nhiều năm không bị dị ứng.

Triệu chứng của dị ứng thịt gà

đau hông tức ngực

Người bị dị ứng thịt gà sẽ có những triệu chứng nào? Nếu dị ứng thịt gà, bạn thường sẽ phản ứng dị ứng ngay lập tức hoặc vài giờ sau khi bạn ăn thịt gà. Các triệu chứng dị ứng bao gồm:

  • Ngứa, sưng hoặc chảy nước mắt
  • Chảy nước mũi, ngứa mũi
  • Hắt xì
  • Khó thở
  • Ngứa, đau họng
  • Ho hoặc thở khò khè
  • Da bị đỏ, kích thích hoặc nổi mẩn
  • Ngứa da
  • Nổi mề đay
  • Buồn nôn và nôn
  • Co thắt dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Sốc phản vệ

Các yếu tố rủi ro của tình trạng dị ứng

Bạn có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm (bao gồm cả dị ứng thịt gà) cao hơn nếu đang mắc phải bệnh hen suyễn hoặc bệnh chàm. Bạn cũng có nguy cơ cao bị dị ứng với thịt gà nếu bạn dị ứng với:

  • Gà tây
  • Ngỗng
  • Vịt
  • Gà lôi
  • Chim đa đa
  • Tôm

Một số người bị dị ứng với thịt gà cũng bị dị ứng với trứng. Những người bị cả hai loại dị ứng này thường phản ứng với một chất có trong lòng đỏ trứng và protein albumin trong huyết thanh gà.

Nếu bạn dị ứng với thịt gà, bạn cũng có thể bị dị ứng với phân gà, lông gà và bụi lông gà.

Biểu hiện của sốc phản vệ do dị ứng thịt gà

Các triệu chứng của dị ứng thường bị nhầm lẫn với triệu chứng bệnh cảm lạnh do chúng có nhiều biểu hiện tương tự, chẳng hạn như chảy nước mũi và đau họng. Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng đau dạ dày khi cơ thể cố gắng đào thải chất gây dị ứng ra khỏi hệ tiêu hóa.

Biến chứng nặng nhất của tình trạng dị ứng là sốc phản vệ. Đây là một phản ứng nghiêm trọng và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

  • Tim đập nhanh, loạn nhịp
  • Huyết áp giảm đột ngột
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Sưng đường thở của cổ họng
  • Nói lắp
  • Sưng lưỡi
  • Sưng môi
  • Xanh hoặc tím tái môi, đầu ngón tay hoặc ngón chân
  • Mất ý thức

Sốc phản vệ do dị ứng có thể đe dọa tính mạng

Nếu bạn đã từng bị sốc phản vệ, bác sĩ sẽ kê đơn EpiPen (dụng cụ tiêm epinephrine tự động) để bạn mang theo bên mình. Bạn có thể dùng EpiPen để hỗ trợ khẩn cấp trong trường hợp bị dị ứng.

Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp bị sốc phản vệ nào, bạn đều cần được cấp cứu hoặc nhờ người thân đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

Những điều bạn cần tránh khi bị dị ứng thịt gà

Dị ứng thịt gà phải làm sao? Nếu bạn bị dị ứng thịt gà, hãy tránh xa tất cả những loại thực phẩm có chứa thành phần thịt gà trong đó. Đặc biệt, bạn cần cảnh giác với các món ăn có nước dùng từ thịt và xương gà.

Thịt gà cũng thường xuyên được dùng để thay thế cho các loại thịt đỏ. Vì vậy bạn có thể thấy nó trong hamburger. Hãy luôn chắc chắn các món mà bạn chuẩn bị ăn hoàn toàn không có bất kỳ nguyên liệu nào được làm từ thịt gà.

Thay vì ăn thịt gà, bạn có thể thử các loại thực phẩm sau:

  • Dùng đậu khuôn hay nấm thay cho thịt gà trong súp và món xào.
  • Sử dụng nước dùng từ rau củ thay cho nước dùng gà.
  • Sử dụng các sản phẩm protein từ thịt bò hoặc đậu nành thay vì thịt gà trong các món hầm.
  • Thử tiêu thụ các nguồn protein khác như cá, thịt lợn hoặc đậu.

Đậu khuôn

Nếu bạn bị dị ứng với lông gà, việc tiếp xúc với chăn hoặc gối lông ngỗng cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng. Trong trường hợp này, bạn hãy sử dụng các loại gối khác để thay thế.

Trước khi dùng bất kỳ loại vắc xin nào, bạn nên thông báo về tình trạng dị ứng của mình với bác sĩ. Một số loại vắc xin có thể kích hoạt phản ứng, chẳng hạn vắc xin phòng bệnh sốt vàng hay vắc xin phòng bệnh cúm có chứa loại protein như trong thịt gà.

Bạn cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung nếu có ý định đi thăm sở thú hoặc trang trại, đặc biệt là khi bị dị ứng với gà sống hoặc chim nước.

Khi nào bạn nên đến bệnh viện?

Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng thực phẩm, bạn nên đến thăm khám tại bệnh viện để xác định rõ nguyên nhân. Tại bệnh viện, bác sĩ dị ứng có thể đề nghị bạn thực hiện xét nghiệm lẩy da hoặc xét nghiệm máu để phục vụ cho quá trình chẩn đoán.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện một chế độ ăn kiêng để xác định xem thịt gà có phải là nguyên nhân gây ra dị ứng hay không. Một khi biết rõ nguyên nhân gây dị ứng, bạn sẽ biết cách cân đối khẩu phần ăn và hàm lượng dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề nghị bạn dùng thuốc kháng histamine không kê đơn để điều trị các triệu chứng của dị ứng.

Trong trường hợp bị sốc phản vệ, bạn cần được cấp cứu ngay lập tức, kể cả khi bạn đã sử dụng EpiPen.

Việc ăn thịt gà bị dị ứng hay ăn thịt gà bị ngứa là tình trạng hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu bạn biết cách kiểm tra thành phần món ăn cũng như cẩn thận với các tác nhân gây dị ứng tiềm ẩn. Bên cạnh đó, việc đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cũng sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn các triệu chứng của mình.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chicken allergy

https://www.healthline.com/health/chicken-allergy

Ngày truy cập: 04-05-2020

Chicken allergy

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323070

Ngày truy cập: 04-05-2020

Chicken allergy

https://www.nyallergy.com/chicken-allergy

Ngày truy cập: 04-05-2020

Severe allergy to chicken meat

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16933414/

Truy cập ngày 01/07/2021

Chicken Meat Anaphylaxis in a Child with No Allergies to Eggs or Feathers

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4442846/

Truy cập ngày 01/07/2021

Allergy to chicken meat without sensitization to egg proteins: A case report

https://www.jacionline.org/article/S0091-6749(97)70154-4/pdf

Truy cập ngày 01/07/2021

Phiên bản hiện tại

06/07/2022

Tác giả: Dung Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Dị ứng yến mạch: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tất tần tật về dị ứng thực phẩm


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 06/07/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo