Hỏi – Đáp với Bác sĩ Nhi khoa về Bệnh ở trẻ tại đây!
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Do sức đề kháng yếu nên trẻ nhỏ là đối tượng thường có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm. Là cha mẹ, bạn nên sớm tìm hiểu về tình trạng ngộ độc thực phẩm ở trẻ em để biết cách can thiệp kịp thời nếu chẳng may bé cưng rơi vào tình huống này.
Ngộ độc thực phẩm là mối đe dọa thường trực đối với tất cả mọi người, tuy nhiên, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi lại là đối tượng dễ bị tấn công nhất do hệ miễn dịch còn non kém, không đủ khả năng để chống lại các tác nhân gây hại. Trẻ bị ngộ độc thực phẩm cần chăm sóc như thế nào? Làm thế nào để hạn chế nguy cơ ngộ độc ở trẻ? Tất cả những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp thông qua những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi.
Nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm là do trẻ ăn phải các thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm chất hóa học hoặc các yếu tố gây hại khác. Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất, ngoài ra còn có virus, ký sinh trùng và các độc tố tự nhiên như chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, chất ép trái cây chín nhanh, hóa chất, phụ gia…
Trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nếu bạn lơ là, thiếu chú ý trong khâu lựa chọn, chế biến thức ăn cho trẻ. Ngoài ra, việc giữ vệ sinh tay kém, không có thói quen rửa tay thường xuyên ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn cũng là một trong những yếu tố khiến trẻ dễ bị ngộ độc.
Ngộ độc thực phẩm thường rất dễ phát hiện bởi các biểu hiện của bệnh sẽ xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày kể từ khi trẻ ăn hoặc uống thực phẩm bị nhiễm độc. Triệu chứng chính của ngộ độc thực phẩm là tiêu chảy, đi kèm với nôn ói. Tình trạng nôn mửa có thể kéo dài khoảng 1 ngày, trong khi tiêu chảy thường kéo dài lâu hơn, thậm chí là 1 tuần hoặc nhiều hơn. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp phải các triệu chứng sau:
Tình trạng tiêu chảy và nôn ói có thể gây mất nước. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, có thể bị mất nước nghiêm trọng và kiệt sức rất nhanh. Không những vậy, mất nước, mất điện giải còn rất dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên. Do đó, khi thấy trẻ có các dấu hiệu mất nước sau, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay:
Khi trẻ có các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, bạn cần chú ý một số điều sau:
Thông thường, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn sau từ 1 – 5 ngày. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ đi học lại, bạn cần đưa trẻ đi khám để xác định chắc chắn trẻ đã hoàn toàn hồi phục.
Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn, chứa nhiều hóa chất độc hại đang diễn tiến hết sức phức tạp. Với những gia đình có con nhỏ, cha mẹ cần hết sức cẩn thận trong khâu chọn lựa, chế biến thực phẩm để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ ngộ độc:
Ngân Phạm / HELLO BACSI
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Food Poisoning in Children: What to Know https://www.webmd.com/food-recipes/food-poisoning/food-poisoning-in-children-what-to-know#3 Ngày truy cập: 24/11/2019
Food poisoning https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/food-poisoning Ngày truy cập: 24/11/2019
Food Poisoning https://kidshealth.org/en/parents/food-poisoning.html Ngày truy cập: 24/11/2019
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!