backup og meta

Nhận diện sớm tình trạng mất nước ở trẻ sơ sinh

Nhận diện sớm tình trạng mất nước ở trẻ sơ sinh

75% cơ thể của con người là nước. Mất nước ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé không được cung cấp đủ nước cần thiết để duy trì hoạt động cơ thể.

Mỗi ngày, lượng nước trong cơ thể bé mất dần do tiểu tiện, đổ mồ hôi, khóc và thậm chí là thở. Mỗi lần con được cho bú, trẻ sẽ được bù đắp lại lượng nước đã mất. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh không được cung cấp đầy đủ nước mà cơ thể cần có thể dẫn đến dấu hiệu mất nước ở trẻ. Điều này có thể khiến bé khó chịu, cáu gắt nên bạn cần nhận diện sớm.

Dấu hiệu mất nước

Nếu trẻ sơ sinh bị mất nước, bé sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Khô môi
  • Khô miệng
  • Tiểu ít hơn 6 lần trong 24 giờ
  • Không muốn bú mẹ
  • Thóp mềm trên đỉnh đầu bé
  • Không có nước mắt chảy ra khi con khóc
  • Cáu gắt.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này

Mẹ không cho con bú thường xuyên hoặc đủ lâu: Trẻ sơ sinh nuôi bằng sữa mẹ nên được bú ít nhất 8 – 12 lần mỗi ngày (cả ngày lẫn đêm). Hãy đánh thức con dậy nếu bé không thức giấc dù đã đến giờ bú.

Ngậm núm vú sai cách: Khi con không ngậm được vú mẹ đúng cách, bé sẽ không thể lấy được lượng sữa cần thiết từ ngực của bạn.

Khả năng cung cấp sữa của mẹ kém: Nếu con yêu ngậm đầu vú mẹ đúng cách và được cho bú mỗi 2 – 3 giờ nhưng vẫn không có đủ sữa mẹ, vấn đề ở đây có thể bắt nguồn từ khả năng tạo sữa của mẹ ít.

Từ chối bú mẹ: Trẻ sơ sinh không muốn bú sữa sẽ phải chịu tình trạng cơ thể mất nước nhanh chóng.

Bệnh tật: Nếu đang mắc bệnh, con yêu có thể không muốn nạp bất cứ thứ gì vào người kể cả sữa mẹ. Cơn nghẹt mũi, đau có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú.

Sốt: Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể có thể làm con mất nhiều nước hơn. Thêm vào đó, bé cũng không thể bú sữa mẹ khi bị sốt.

Tiêu chảy: Tiêu chảy không phổ biến ở trẻ sơ sinh bú mẹ vì sữa mẹ thực sự giúp ngăn ngừa tình trạng này. Tuy nhiên, nếu con thật sự bị tiêu chảy thì việc mất nước thật sự rất nguy hiểm.

Phương pháp điều trị

Việc điều trị mất nước ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Nếu con chỉ bị mất nước nhẹ, bạn có thể chỉ cần cho bé bú nhiều hơn và theo dõi chặt chẽ sức khỏe của con. Trong trường hợp trẻ đang bệnh kèm theo mất nước trầm trọng, hãy đưa con đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Ngăn ngừa tình trạng mất nước ở trẻ

  • Cho bé bú sữa mẹ mỗi 2 – 3 giờ. Nếu con vẫn còn ngủ, bạn hãy đánh thức trẻ dậy.
  • Đánh giá cách con ngậm vú. Nên đảm bảo rằng con ngậm vú mẹ đúng cách để có thể bú được đủ lượng sữa cần thiết.
  • Quan sát con kỹ lưỡng để quen với những dấu hiệu con đã no cũng như theo dõi số lượng tã ướt và bẩn của bé mỗi ngày và kiểm tra cân nặng thường xuyên.
  • Không nên mang trẻ sơ sinh ra ngoài trời khi nắng nóng hoặc độ ẩm cao. Nếu bố mẹ có công việc phải để trẻ ở ngoài, hãy giữ bé luôn ở trong bóng mát. Ngoài ra, việc cho con bú thường xuyên sẽ giúp bù lại lượng nước mà bé đã bị mất đi.
  • Nếu bé bị ốm hoặc tiêu chảy hơn 24 giờ, hãy đưa con đến bác sĩ khám để được điều trị và theo dõi. Tiếp tục cho con bú càng nhiều càng tốt trong khi trẻ đang trong quá trình chữa trị.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Dehydration in the Breastfed Baby https://www.verywell.com/dehydration-in-the-breastfed-infant-431631 ngày truy cập 01/10/2017

Dehydration in babies https://www.babycenter.com/0_dehydration-in-babies_11527.bc ngày truy cập 01/10/2017

Phiên bản hiện tại

19/03/2021

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 19/03/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo