backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

10 biện pháp ngăn ngừa đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bích Hà · Ngày cập nhật: 23/10/2022

    10 biện pháp ngăn ngừa đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Bạn đã bao giờ nghe đến hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS)? Đó là tình trạng mà bé tử vong đột ngột, chủ yếu là khi đang ngủ, mà không thể giải thích được bằng bất kỳ nguyên nhân nào. Vậy có cách nào phòng tránh hay đột tử ở trẻ sơ sinh không?

    Bài viết này sẽ giúp các mẹ phần nào hiểu được về SIDS và cách tránh đột tử ở trẻ sơ sinh khi bé ngủ.

    Mặc dù SIDS rất hiếm xảy ra nhưng hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ lại là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở trẻ sơ sinh từ 1-12 tháng tuổi. Hầu hết các trường hợp đột tử sơ sinh nằm trong độ tuổi từ 2-4 tháng tuổi. Do đó, điều quan trọng là cần biết được những biện pháp phòng tránh đột tử trẻ sơ sinh để bảo vệ tính mạng của bé.

    >>> Bạn có thể xem thêm: Nguyên nhân và những yếu tố làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ em (SIDS)

    Những cách dưới đây có thể giúp phòng tránh đột tử trẻ sơ sinh cũng như những nguy cơ khác liên quan đến giấc ngủ ở trẻ nhỏ:

    1. Phòng ngừa đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh bằng cách cho bé ngủ đúng tư thế

    Cách làm giảm nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh

    Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là để luôn đặt bé ngủ nằm ngửa thay vì nằm sấp hoặc nằm nghiêng sang hai bên.

    2. Không sử dụng chất kích thích khi ở gần bé

    Phòng ngừa đột tử ở trẻ sơ sinh

    Chất kích thích có thể gây hại đến sự phát triển thần kinh vận động của bé vì vậy mà mẹ không nên để em bé tiếp xúc với khói thuốc lá trong hoặc sau khi mang thai.

    3. Cách ngăn ngừa đột tử khi ngủ ở trẻ: Tập cho bé ngủ nôi ở giai đoạn đầu

    Phòng tránh đột tử khi ngủ ở trẻ em

    Trong 6 tháng đầu tiên, bố mẹ nên cho bé ngủ trong cũi hoặc nôi trong phòng. Bạn không nên ngủ vói bé trong cùng một giường. Bên cạnh đó, nếu đã hút thuốc hoặc sử dụng rượu, chất kích thích thì hạn chế ngủ cùng với bé.

    4. Thiết kế giường ngủ an toàn

    Cách ngừa đột tử trẻ sơ sinh

    Không bao giờ ngủ với bé trên ghế dài hoặc ghế bành. Nơi an toàn nhất cho trẻ sơ sinh là trong giường cũi, nôi hoặc giường với đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn.

    5. Hạn chế đặt đồ chơi cạnh bé khi ngủ để hạn chế nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ em

    Làm giảm nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ nhỏ

    Bố mẹ nên lấy các vật mềm ra khỏi cũi của bé. Các vật dụng quen thuộc như chăn, thú nhồi bông, đồ chơi và gối có khả năng làm cho bé bị ngạt thở. Mặc đồ ngủ cho bé thay vì sử dụng chăn cũng làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ.

    6. Sử dụng nệm an toàn

    Cách tránh đột tử sơ sinh

    Hãy chắc chắn rằng giường cũi của bé có một tấm nệm chắc chắn. Không sử dụng thêm miếng đệm để chặn quanh giường cũi vì có thể khiến bé bị chết ngạt.

    7. Mẹo phòng tránh đột tử khi ngủ ở trẻ nhỏ: Điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp

    Hạn chế nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ

    Giữ phòng ở nhiệt độ thoải mái để em bé có thể ngủ trong bộ quần áo ở nhà mà không cần phải sử dụng chăn. Thông thường, nhiệt độ phòng thích hợp là khi bạn mặc áo quần dài mà không cảm thấy lạnh. Nếu thấy bé đổ mồ hôi hoặc trở mình nhiều lần, hãy điều chỉnh nhiệt độ.

    8. Cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng liên tục

    Phòng ngửa hội chứng đột tử ở bé sơ sinh

    Cho bé bú sữa mẹ lâu dài có thể làm giảm nguy cơ SIDS xuống đến khoảng 50 lần. Tuyệt đố không nên uống rượu trong thời gian cho con bú vì nó sẽ làm tăng nguy cơ bé bị SIDS.

    9. Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho bé để phòng ngừa đột tử khi ngủ

    Mẹo làm giảm nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh

    Tiêm chủng cho bé đầy đủ là cách đơn giản có thể giúp bé giảm nguy cơ đột tử. Bằng chứng cho thấy những em bé đã được tiêm chủng giảm 50% nguy cơ mắc SIDS so với những em bé không được tiêm chủng đầy đủ.

    10. Tập cho bé quen với núm vú giả

    Mẹo phòng tránh SIDS

    Một cách khác mà bạn có thể áp dụng là cho bé ngậm núm vú giả lúc ngủ trưa và tối. Nếu con vẫn đang bú sữa mẹ, bạn có thể chờ đến khi bé đủ một tháng tuổi và cho bé sử dụng thêm núm vú giả.

    Hi vọng rằng với 10 cách tránh đột tử ở trẻ sơ sinh trên, bạn sẽ bảo vệ được con yêu tránh khỏi hội chứng đột tử khi ngủ nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Bích Hà · Ngày cập nhật: 23/10/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo