Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Viêm tai giữa thường xảy ra do sưng ở một hoặc cả hai ống eustachian (nối tai giữa với mặt sau của cổ họng). Các ống này đóng vai trò dẫn chất nhầy chảy từ tai giữa vào cổ họng. Do đó, nếu chúng sưng lên, chất nhầy sẽ ứ đọng lại và trở thành môi trường để virus hoặc vi khuẩn phát triển, tạo ra dịch mủ tích tụ ở tai giữa.
Viêm tai giữa thường là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus ảnh hưởng đến tai giữa. Bệnh thường gây đau do viêm và tích tụ dịch ở tai giữa. Tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ em. Theo Bệnh viện Lucile Packard Children tại Stanford, nhiễm trùng tai giữa xảy ra ở 80% trẻ em 3 tuổi.
Khi bác sĩ đề cập đến nhiễm trùng tai, thường thì ý họ là viêm tai giữa chứ không phải là chứng viêm tai ngoài thường gặp ở người hay bơi lội.
Bệnh thường tự hết trong vòng 2 đến 3 ngày, thậm chí không cần điều trị cụ thể.
Trong một số trường hợp, tình trạng viêm/nhiễm trùng có thể kéo dài ngày (dịch lỏng tích tụ trong tai giữa khoảng 6 tuần hoặc lâu hơn), kể cả sau khi điều trị bằng kháng sinh.
Chất lỏng tích tụ trong tai giữa ngăn chặn đường truyền của âm thanh và dẫn đến các vấn đề thính giác tạm thời. Trẻ bị viêm tai giữa sẽ có thể có những biểu hiện như:
Một đứa trẻ bị thủng màng nhĩ có thể nghe thấy âm thanh như tiếng chuông reo, tiếng vo ve hoặc bị ù bên trong tai và không nghe rõ như bình thường.
Các triệu chứng thường gặp của viêm tai giữa là:
Có thể có một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm nào về triệu chứng, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào được liệt kê ở trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bệnh thường xuất phát từ một nhiễm trùng đường hô hấp trước đó lây sang tai. Khi ống nối tai giữa với họng (ống Eustachian) bị tắc, dịch sẽ tụ lại phía sau màng nhĩ. Vi khuẩn thường phát triển trong dịch, gây đau và nhiễm trùng.
Trẻ em (đặc biệt là trong 2 đến 4 năm đầu đời) bị viêm tai giữa nhiều hơn người lớn vì nhiều lý do:
Vào mùa đông, khi nhiều người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc cảm lạnh thì các chứng nhiễm trùng cũng trở nên phổ biến. Về bản chất, đây không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng các bệnh truyền nhiễm như chứng cảm lạnh nêu trên có thể dẫn đến viêm tai giữa. Vậy nên cũng không có gì lạ khi ta quan sát được các triệu chứng của bệnh cảm lạnh như chảy nước mũi, nghẹt mũi hoặc ho ở một đứa trẻ bị viêm tai giữa.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trước tiên, bác sĩ sẽ muốn biết về tiền sử bệnh của bạn hoặc con bạn. Tiếp theo, họ sẽ khám sức khỏe. Trong kỳ thi, bác sĩ sẽ nhìn tai ngoài và màng nhĩ bằng kính soi tai để kiểm tra các dấu hiệu đỏ, sưng, mủ và dịch.
Bác sĩ cũng có thể tiến hành thử nghiệm tympanometry để xác định xem tai giữa có hoạt động đúng hay không. Đối với thử nghiệm này, họ sẽ đặt một thiết bị vào trong ống tai của bạn để thay đổi áp suất và làm cho màng nhĩ rung lên. Bài kiểm tra sẽ đo lường những thay đổi này và ghi lại chúng trên biểu đồ. Bác sĩ sẽ giải thích kết quả cho bạn.
Một số phương pháp giúp điều trị viêm tai giữa. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tuổi, sức khỏe và bệnh sử của con bạn để điều trị. Các bác sĩ cũng sẽ xem xét những yếu tố sau đây:
Thuốc kháng sinh không được kê toa thường xuyên vì chúng:
Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 3 ngày, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh. Tuy nhiên, nếu virus gây nhiễm trùng, bạn không thể dùng kháng sinh.
Nếu dùng kháng sinh, bác sĩ thường sẽ theo khuyến nghị, kê toa 10 ngày thuốc. Trẻ em từ 6 tuổi trở lên nếu không bị nhiễm trùng nặng có thể được kê toa 5 đến 7 ngày thuốc.
Một số trẻ có thể cần phẫu thuật ống tai (chẳng hạn như những trẻ bị nhiễm trùng tái phát, những trẻ bị mất thính lực kéo dài hoặc chậm nói…). Bác sĩ tai mũi họng sẽ phẫu thuật chèn ống (được gọi là ống thông khí quản) để cho chất lỏng chảy ra từ tai giữa. Điều này giúp cân bằng áp lực trong tai.
Các thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh này:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!