Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai 27 tuần?
Ở giai đoạn này, cơ thể mẹ vẫn giống như khi mang thai 26 tuần, mẹ không thể nằm ngửa khi ngủ, dễ bị ợ nóng và mỗi đêm đi tiểu 2–3 lần do tử cung chèn ép vào bàng quang, đẩy bàng quang lên phía trên gây kích thích bộ phận này khiến mẹ tiểu nhiều và lắt nhắt.
Cơ thể mẹ bầu vào tuần thai thứ 27 vẫn nuôi dưỡng và bảo vệ bé một cách bản năng nhưng việc chăm sóc cho trẻ mới sinh là một kỹ năng chỉ có được thông qua việc học hỏi.
Do đó, hãy xem xét đăng ký các lớp học tiền sản tại các trung tâm cộng đồng địa phương hoặc bệnh viện để tìm hiểu về các chủ đề như chuyển dạ, các phương án giảm đau, những vấn đề thông thường ở trẻ sơ sinh, cách cho bú sữa mẹ… Hãy học tất cả những gì có thể về sinh nở và trẻ nhỏ để cảm thấy tự tin hơn, đặc biệt là nếu đây là lần mang thai đầu tiên.
Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai 27 tuần?
Giai đoạn từ giữa đến cuối thai kỳ, đặc biệt là vào tuần thai thứ 27, bé bắt đầu ổn định tại một vị trí thích hợp cho việc sinh. Tuy nhiên, để làm được điều đó, đầu của bé và trọng lượng tử cung của mẹ sẽ phải nằm ổn định trên dây thần kinh hông ở phần dưới cột sống.
Điều này có thể gây đau thần kinh tọa, dẫn đến tình trạng nhói đau, ngứa ran, tê ở mông hoặc lưng dưới và lan xuống một trong hai chân của mẹ. Để giảm đau thần kinh tọa, mẹ hãy thử các mẹo sau:
- Tránh đứng quá lâu để giảm bớt một số cơn đau chân và đau lưng. Nằm xuống cũng có thể làm giảm áp lực này, miễn là mẹ tìm ra vị trí mình cảm thấy tốt nhất.
- Chườm ấm ở vùng đau nhức có thể giúp xoa dịu cơn đau. Việc ngâm mình lâu trong bồn nước ấm cũng có tác dụng tương tự.
- Tập thể dục: Nghiêng xương chậu hoặc làm một số động tác co duỗi cũng có thể giúp mẹ cởi bỏ áp lực đang phải chịu đựng.
- Bơi lội và tập thể dục dưới nước có thể giúp mẹ giảm đau hông hiệu quả. Bơi sẽ giúp kéo giãn và tăng cường cơ bắp ở lưng và hỗ trợ cho việc giảm đau.
- Các phương pháp khác như châm cứu, nắn khớp xương hoặc massage trị liệu có thể giúp giảm đau thần kinh tọa cho mẹ.
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 27 tuần
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Thai 27 tuần có nguy cơ sinh non khá thấp nhưng mẹ vẫn nên hết sức lưu ý các dấu hiệu của sinh non như:
- Đau bụng dưới thường xuyên như trong kỳ kinh nguyệt, có kèm tiêu chảy, buồn nôn hoặc khó tiêu
- Co thắt đau đớn thường xuyên mỗi 10 phút (hoặc sớm hơn) mà không thuyên giảm khi mẹ thay đổi vị trí
- Liên tục đau lưng dưới hoặc có sự thay đổi bản chất của cơn đau lưng dưới
- Thay đổi dịch tiết âm đạo, đặc biệt nếu dịch tiết ở dạng lỏng như nước hoặc nhuốm màu hồng nhạt hoặc nâu lẫn với máu
- Mẹ bị đau hoặc cảm giác có áp lực trên xương chậu, đùi hoặc háng
- Bị rò rỉ nước từ âm đạo ở dạng dòng chảy nhỏ giọt đều đặn hoặc phun thành dòng.
Trong thực tế, đa số phụ nữ có các triệu chứng sinh non thường không sinh sớm. Nhưng chỉ bác sĩ mới có thể chắc chắn về điều này, vì vậy mẹ hãy đi khám. Đây là cách tốt nhất để chắc chắn rằng mọi thứ đều an toàn.
Xét nghiệm khi mang thai 37 tuần mẹ cần biết

Một vài xét nghiệm mới sẽ được thực hiện để kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi 27 tuần tuổi. Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra sau:
- Đo cân nặng và huyết áp
- Kiểm tra nước tiểu để đo lượng đường và đạm
- Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
- Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm nhận từ bên ngoài) để xem nó tương quan như thế nào đến ngày sinh nở
- Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)
- Giãn tĩnh mạch ở chân, sưng bàn tay và bàn chân
- Xét nghiệm đường huyết tầm soát bệnh tiểu đường
- Xét nghiệm máu cho bệnh thiếu máu
- Vắc xin chống bệnh bạch hầu.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 27
1. Mang thai 27 tuần nên ăn gì?
Cũng giống như tuần thai trước, ở tuần 27, mẹ cần tiếp tục duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng dành cho bà bầu để đảm bảo sức khỏe bản thân cũng như giúp bé cưng phát triển tốt nhất.
Trong chế độ ăn mỗi ngày, mẹ cần chú ý ăn đa dạng các nhóm thực phẩm với các món ăn tốt cho sức khỏe, giàu protein, axit folic, sắt, canxi, vitamin D, axit béo tốt… như rau củ, trái cây, thịt nạc, trứng, các loại hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa…
Chú ý uống nhiều nước, tránh ăn đồ cay, nóng, nhiều đường, thực phẩm sống, không đảm bảo vệ sinh, các món ăn và thức uống chứa caffeine hoặc cồn như cà phê, rượu, bia…
2. Làm móng khi mang thai 27 tuần
Tam cá nguyệt thứ 2 còn được mệnh danh là “tuần trăng mật” thai kỳ bởi đây là lúc mẹ bầu cảm thấy thư thái, dễ chịu, không còn những cơn ốm nghén hành hạ như tam cá nguyệt thứ 1 hay sự nặng nề của cơ thể khi ở tam cá nguyệt thứ 3.
Lúc này, mẹ có thể nghĩ đến việc “tân trang” nhan sắc như làm móng, tạo hình tóc… Nếu có ý định làm đẹp với bộ móng tay bột acrylic, bạn hãy hết sức cân nhắc vì điều này sẽ khiến mẹ dễ bị nhiễm trùng nấm hoặc vi khuẩn trong hoặc xung quanh móng tay.
Đây là những vấn đề tiềm ẩn với việc đắp bột móng tay acrylic, ngay cả khi mẹ không mang thai. Mặc dù nó có thể không có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi 27 tuần tuổi, nhưng tốt nhất là mẹ hãy chờ đợi cho đến khi sinh xong thì hãy làm đẹp bằng phương pháp này nhé
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!