Nhau thai có nhiệm vụ truyền chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi và đồng thời cung cấp oxy, đào thải những chất thải của thai nhi ra khỏi tử cung. Theo thời gian phát triển của thai nhi, nhau thai cũng sẽ dần phát triển. Vậy, độ trưởng thành của nhau thai có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi không?
Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về độ trưởng thành của nhau thai và biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ canxi hóa bánh nhau sớm.
Độ trưởng thành của nhau thai là gì?
Độ trưởng thành của nhau thai là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay đổi xảy ra ở nhau thai trong quá trình phát triển của thai kỳ, được xem là quá trình canxi hóa của nhau thai. Đây là một quá trình lão hóa hoàn toàn bình thường của nhau thai và hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Thông thường, từ tuần thứ 12 trở đi thì nhau thai mới có sự thay đổi rõ rệt.
Khám phá 4 cấp độ trưởng thành của nhau thai
1. 4 cấp độ trưởng thành của nhau thai
Độ trưởng thành của nhau thai bao gồm 4 cấp độ như sau (theo Tạp chí Y học chứng cứ JEBMH, 2016):
Độ trưởng thành nhau thai | Tuần tuổi thai | Đặc điểm – tính chất của nhau thai |
---|---|---|
0 | – Tuổi thai dưới 28 tuần – Cấp độ này có thể duy trì cấp độ này trong suốt thai kỳ |
|
I | Tuổi thai trung bình trưởng thành ở độ I là 31 tuần |
|
II | Tuổi thai trung bình trưởng thành ở độ II là 36 tuần |
|
III | Tuổi thai trung bình trưởng thành ở độ III là 38 tuần |
|
2. Độ trưởng thành của nhau thai có diễn ra giống nhau ở các thai kỳ không?
Câu trả lời là độ trưởng thành nhau thai diễn ra không hoàn toàn giống nhau ở các thai kỳ. Độ trưởng thành của nhau thai có thể được đẩy nhanh hoặc chậm lại trong một số điều kiện nhất định. Chẳng hạn như:
- Nhau thai lão hóa nhanh có thể gặp ở thai kỳ có thai chậm tăng trưởng hoặc tiền sản giật.
- Sự trưởng thành chậm có thể gặp ở mẹ có tiểu đường thai kỳ, chứng không tương đồng nhóm máu Rhesus mẹ-con.
Nguyên nhân và dấu hiệu độ trưởng thành của nhau thai
1. Nguyên nhân canxi hóa bánh nhau
Tuy nguyên nhân chính xác của tình trạng canxi hóa bánh nhau thai vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng hiện nay có một số nghiên cứu cho rằng tác nhân gây ra tình trạng này là do:
- Phụ nữ mang thai khi còn quá trẻ
- Hút thuốc khi mang thai
- Tăng huyết áp khi mang thai
- Nhau bong non
- Bổ sung canxi liều lượng cao…
2. Dấu hiệu canxi hóa bánh nhau là gì?
Độ trưởng thành của nhau thai chỉ có thể được quan sát trong quá trình siêu âm thai. Bác sĩ siêu âm sẽ quan sát nhau thai và kiểm tra các cặn canxi qua hình ảnh siêu âm. Các cặn này gây ra các vết lõm trên nhau thai. Độ sâu của các vết lõm này vào mô nhau thai và số lượng của chúng giúp bác sĩ phân loại độ trưởng thành của nhau thai.
Do đó, trên thực tế là mẹ bầu sẽ không tự nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng canxi hóa bánh nhau. Tuy nhiên, mẹ bầu cần để ý các dấu hiệu bất thường sau và đi khám ngay:
- Bạn cảm thấy thai nhi ít chuyển động hơn so với bình thường
- Bạn cảm thấy sự phát triển của tử cung đã chậm lại
- Bị đau nhói ở lưng dưới hoặc bụng dưới
- Có những cơn co thắt
- Có hiện tượng ra máu hoặc chảy máu âm đạo…
Độ trưởng thành của nhau thai diễn ra sớm có ảnh hưởng đến mẹ và bé không?
Độ trưởng thành của nhau thai sẽ phải tương thích với từng cấp độ theo từng giai đoạn của thai kỳ. Khi nhau thai phát triển quá sớm sẽ xảy ra nhiều tác động tiêu cực lên cả mẹ và bé, đặc biệt là gây khó khăn đến quá trình sinh nở của mẹ.
1. Thai nhi từ tuần 28 đến tuần 36
Mẹ bầu mang thai từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 36 của thai kỳ gặp phải trường hợp nhau thai trưởng thành quá sớm sẽ cần được theo dõi chặt chẽ hơn.
Quá trình canxi hóa ở nhau thai diễn ra trước tuần thứ 32 của thai kỳ được gọi là canxi hóa bánh nhau sớm. Tình trạng này có liên quan đến các biến chứng của thai kỳ, chẳng hạn như:
- Băng huyết sau sinh
- Nhau bong non
- Sinh non
- Trẻ có chỉ số Apgar thấp
- Thai chết lưu…
2. Thai nhi từ tuần 36 trở đi
Độ trưởng thành của nhau thai đã đạt đến cấp độ III khi thai nhi chỉ mới ở tuần thứ 36 có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp của mẹ bầu.
Theo ước tính, có khoảng 78% bào thai xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng khi bánh nhau bị canxi hóa cấp độ 3 trước tuần 37. Ngoài ra, khi xảy ra tình trạng này cũng là nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu do thiếu oxy.
Theo một nghiên cứu vào năm 2018, mẹ bầu bị stress trong thời gian mang thai cũng là một lý do tiềm ẩn thúc đẩy nhanh quá trình canxi hóa bánh nhau.
- Tình trạng stress khi mang thai sẽ làm thay đổi lưu lượng máu đến tử cung, catecholamine của nhau thai và độ thanh thải của lactate.
- Thêm vào đó, tình trạng stress trước khi sinh hoặc trong thai kỳ cũng có thể làm tăng biểu hiện hormone giải phóng cortisol ở não và nhau thai, báo hiệu sự trưởng thành sớm của nhau thai.
Làm sao để giảm thiểu tình trạng canxi hóa bánh nhau thai sớm?
1. Tình trạng canxi hóa bánh nhau thai sớm có điều trị được hay không?
Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc tình trạng canxi hóa bánh nhau thai sớm hay độ trưởng thành của nhau thai có điều trị được hay không?
Câu trả lời là không có cách điều trị tình trạng canxi hóa bánh nhau, bởi đây được coi là sự tiến triển bình thường của cơ quan này.
2. Các biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ canxi hóa bánh nhau sớm
Vì nguyên nhân gây canxi hóa bánh nhau sớm chưa rõ ràng nên không có biện pháp chắc chắn nào giúp mẹ bầu bảo vệ thai kỳ khỏi tình trạng này. Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể làm để phần nào có thể hạn chế nguy cơ bị canxi hóa bánh nhau sớm:
- Tuân thủ lịch khám thai và siêu âm mà bác sĩ đã chỉ định
- Đảm bảo chế độ ăn lành mạnh với các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: lựu, bông cải xanh, củ cải, cà rốt, củ cải đường, bí đỏ…
- Nếu bạn có bất kỳ biến chứng thai kỳ nào khiến tình trạng canxi hóa bánh nhau có nguy cơ xảy ra, hãy tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về cách quản lý và điều trị.
- Tránh xa các chất kích thích, bỏ hút thuốc lá (nếu có), giảm thiểu tối đa nguy cơ hút thuốc lá thụ động
- Giảm lượng muối tiêu thụ. Thói quen ăn mặn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng huyết áp cao, có thể dẫn đến canxi hóa bánh nhau.
Việc thực hiện được những điều trên sẽ giúp mẹ bầu phần nào hạn chế được nguy cơ canxi hóa bánh nhau sớm, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, thai kỳ diễn ra suôn sẻ.
Những câu hỏi xoay quanh độ trưởng thành của nhau thai
1. Nhau thai độ trưởng thành 1 có sao không, có nguy hiểm không?
Hầu hết các mẹ bầu thường khá lo lắng hay băn khoăn khi bác sĩ thông báo kết quả siêu âm cho thấy bị canxi hóa bánh nhau. Nguyên do là bởi các mẹ lo lắng rằng độ trưởng thành của nhau thai diễn ra sớm thì dinh dưỡng đi qua bánh nhau nuôi thai nhi sẽ giảm đi.
Thực tế là hiện tượng canxi hóa bánh nhau hay cụ thể là nhau thai độ trưởng thành 1 không hề đáng ngại, chỉ nói lên sự trưởng thành của nhau thai và thai nhi chứ không có nghĩa là bánh nhau bị thoái hóa.
2. Mang thai 16 tuần độ trưởng thành 1 có sao không?
Có không ít mẹ bầu rất lo lắng khi siêu âm thai 16 tuần và được bác sĩ cho biết độ trưởng thành của nhau thai đang ở mức 1.
Theo các chuyên gia sản khoa, tình trạng canxi hóa bánh nhau cấp độ 1 khi thai 16 tuần cũng tương đối bình thường. Tuy nhiên, ở lần khám thai tới, mẹ bầu nên hỏi rõ bác sĩ xem thai nhi đã phát triển như thế nào và xin lời tư vấn về việc chăm sóc thai kỳ tốt nhất nhé.
3. Mang thai 18 tuần độ trưởng thành 1 có sao không?
Mang thai 18 tuần độ trưởng thành 1 có sao không, có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không?
Như trên đã đề cập độ trưởng thành của nhau thai phần nào phản ánh sự phát triển của thai. Theo babycenter, tình trạng canxi hóa bánh nhau có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ từ tuần thứ 18 đến tuần thứ 29 của thai kỳ.
Do đó, câu trả lời cho thắc mắc là “mang thai 18 tuần độ trưởng thành 1 có sao không, có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không?” là không mẹ nhé!
4. Thai 20 tuần độ trưởng thành 1 có sao không?
Nhiều mẹ bầu mang thai thường thắc mắc “canxi hóa bánh nhau sớm có ảnh hưởng gì tới em bé không?” hay “Thai 20 tuần độ trưởng thành 1 có sao không?”.
Thai 5-6 tháng thì độ trưởng thành của nhau thai ở mức 1 là bình thường. Độ 0 là 3 tháng đầu, độ I là 3 tháng giữa. Do đó, thai 20 tuần độ trưởng thành 1 là bình thường mẹ nhé.
5. Mang thai 28 tuần độ trưởng thành 2 có sao không?
Thông thường, độ trưởng thành của nhau thai 28 tuần là I. Tuy nhiên, nếu độ trưởng thành nhau thai của bạn ở tuần thai 28 là II thì cũng không ảnh hưởng gì. Mẹ bầu chỉ cần khám thai đúng lịch và đầy đủ để được theo dõi thêm.
6. Mang thai 30 tuần độ trưởng thành 2 có nguy hiểm không?
7. Thai 32 tuần độ trưởng thành 2 là sao, có ảnh hưởng đến thai kỳ không?
8. Thai 37 tuần độ trưởng thành 3 là gì?
Như bảng trên đã đề cập tuổi thai trung bình trưởng thành ở độ III là 38 tuần. Lúc này, màng ối hoàn chỉnh. Chất nhau thai được phân chia ở các khoang. Hình ảnh trên siêu âm sẽ thấy: Các vách ngăn của nhau thai tích tụ canxi bao quanh các thùy, có các khu vực hồi âm ở trung tâm.
Theo các chuyên gia, mức trưởng thành độ III có nghĩa là nhau thai đã trưởng thành, nhưng không có nghĩa là không cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi nữa. Do đó, thai 37 tuần độ trưởng thành của nhau thai ở mức III thì mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé!
9. Mang thai 38 tuần độ trưởng thành 3 có nên mổ không?
Theo các chuyên gia sản khoa, độ trưởng thành của nhau thai không khiến thai bị già tháng. Lời khuyên là ở giai đoạn này cuả thai kỳ, mẹ bầu nên khám thai mỗi tuần để đánh giá sức khỏe thai như đo tim thai… Việc mang thai 38 tuần, độ trưởng thành nhau thai 3 không liên quan chuyện sinh thường hay sinh mổ. Do đó, thai 38 tuần độ trưởng thành 3, mẹ bầu hãy yên tâm nhé!
Hello Bacsi hi vọng rằng những thông tin trên đã phần nào giải đáp cho mẹ bầu về độ trưởng thành của nhau thai, từ đó yên tâm hơn và chăm sóc thai kỳ thật tốt. Bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết hữu ích trên chuyên mục mang thai của chúng tôi hoặc tham gia cộng đồng Mang thai để cập nhật kiến thức chăm sóc sức khỏe thai kỳ.
[embed-health-tool-due-date]